Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

Đừng cố gắng “quản lý” các cảm xúc của bạn: hãy chung sống (tốt hơn) với chúng!

Chẳng có gì để làm: tất cả chúng ta đều là những con người (có/với) cảm xúc. Sợ, giận dữ, buồn, đau khổ, niềm vui, chúng đi theo ta suốt cả cuộc đời. Và thế thì càng tốt!
Các cảm xúc cho phép ta phản ứng lại các tình huống mà đặt ta vào vòng nguy hiểm, đe dọa chúng ta, mang đến cho chúng ta nỗi buồn lo, hoặc ngược lại, mang lại cho chúng ta vui sướng. Cảm xúc được coi là thứ “đi theo con người từ buổi bình minh của nhân loại”.
Chỉ là: đôi khi, chúng ta hoàn toàn bị tràn bờ với sự thái quá của khí sắc và chúng ta không biết làm thế nào đứng vững trên đôi chân của mình. Trong cuốn sách Cảm xúc: khi mà nó mạnh hơn cả tôi, Catherine Aimelet-Périssol, bác sĩ, nhà trị liệu bằng các liệu pháp tâm lý, và con gái của bà, Aurore Aimelet, nhà báo, đã dùng tới hình ảnh cơn dông trên cánh đồng lúa mì để giúp ta hiểu điều gì diễn ra khi quá tải cảm xúc. Bị ngập chìm, những cây lúa mì ngất ngư trước những đợt nước trút xuống. Nhưng khi cơn mưa qua đi, những cây lúa mì lại đứng thẳng lại được và lấy lại được tư thế của nó. Vấn đề là, thay vì để cơn dông đi qua, chúng ta có xu hướng diễn giải, thậm chí phiên giải thái quá, và hậu quả là, chúng ta bị chết dí với những cảm xúc đó (và đương nhiên là ảnh hưởng cả những người xung quanh). Và mong muốn của chúng ta là có thể “kiểm soát” mọi thứ, làm chủ tất cả, cái mong muốn ấy đã không giúp đỡ chúng ta. Ngược lại, mong muốn quản lý mọi thứ khiến chúng ta cứng nhắc, chống lại chúng ta, không giải quyết bất kỳ khó khăn nào của chúng ta, và đôi khi, còn thêm vào cảm xúc của chúng ta những căng thẳng nữa.
Để ra khỏi cái vòng luẩn quẩn này, 2 tác giả của cuốn sách trên đã đề xuất những con đường luân phiên sau:
  • Hiểu rằng cảm xúc không phải là vấn đề. Nó đến khi não của chúng ta ghi lại các phản ứng của chúng ta với một tình huống giống như là duy nhất. Từ đó, chúng ta lặp lại các cảm xúc đó mà không có ý thức, hoặc không hiểu rõ lắm về điều đó.
  • Chậm lại mỗi khi đối diện với cảm xúc xâm chiếm chúng ta (2 phút ngừng lại kèm với hít thở sâu), điều đó giúp chúng ta phản ứng khác đi, mà không vay mượn lại các con đường thói quen. Ví dụ: khi chúng ta bùng nổ cơn giận dữ, nếu chúng ta dành thời gian để quan sát chính mình, rất thường chúng ta sẽ nhận ra rằng lý do thực sự của cơn giận lại không nằm trong sự kiện đang diễn ra. Tương tự, khi ai đó đến trễ và khiến chúng ta giận, điều đó thực ra có thể là chúng ta bị gọi lại một trải nghiệm nào đó ở tuổi thơ.
  • Tìm kiếm mối liên hệ (ngay lập tức, và sau đó), điều này trao cho chúng ta khả năng tìm ra mối liên quan giữa cú sốc đầu tiên (khởi thủy) và quá trình hình thành sự vận hành tư duy. Ví dụ: cách mà chúng ta phiên giải thái quá một tình huống (“anh ấy đã không gọi cho tôi, mối quan hệ này không quan trọng với anh ấy, anh ấy sẽ rời bỏ tôi…”, trong khi, người yêu của cô gái chỉ đơn giản là có một công việc đột xuất hoặc hết pin điện thoại…). “Những suy nghĩ của chúng ta phản chiếu lại một cách phóng đại hoặc méo mó những trải nghiệm cũ của mình”, 2 tác giả viết. Bằng cách bám vào bối cảnh, chúng ta sẽ vượt qua được các niềm tin và các phản ứng có tính phản xạ.
Catherine Aimelet-Périssol và Aurore Aimelet khuyên chúng ta nên kiên nhẫn: những thói quen xấu là không dễ thay đổi, cần nhiều thời gian mới thay đổi được. Nhưng với việc thực hành và sự kiên nhẫn, các cảm xúc xuất hiện sẽ ngừng việc phá hủy cuộc đời bạn!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đoàn kết, lời căn dặn thiết tha của Bác 6:18' 11/3/2018 Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngoài cùng bên trái) với các đại biểu về dự Đại hộ...