Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

Đoàn kết, lời căn dặn thiết tha của Bác
6:18' 11/3/2018
Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngoài cùng bên trái) với các đại biểu về dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ I, ngày 3-12-1945.

Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc và xây dưng khối đại đoàn kết toàn dân có giá trị lí luận và thực tiễn hết sức quan trọng. Bác khẳng định trong Di chúc: Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đoàn kết là một truyền thống cực kì quý báu của Đảng và nhân dân ta. Bác căn dặn: Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Theo Bác, đoàn kết không có nghĩa là xuôi chiều, dễ người dễ ta. Để trong Đảng đoàn kết, trở thành một khối thống nhất phải thật sự nghiêm chỉnh thực hiện tự phê bình và phê bình, và phải chỉnh đốn lại Đảng. Bác coi đó là nhiệm vụ tất yếu thường xuyên, là sự vận động của Đảng trong quá trình phát triển của cách mạng. Khi cách mạng khó khăn, chỉnh đốn Đảng để xây dựng ý chí kiên định, thái độ bình tĩnh, tránh tình trạng dao động, bi quan. Khi cách mạng thắng lợi, chỉnh đốn Đảng để ngăn ngừa bệnh kiêu ngạo, chủ quan, tự mãn. Khi Đảng cầm quyền, chỉnh đốn Đảng để tránh sa ngã, thoái hoá biến chất, tự đánh mất mình. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch. Coi trọng chỉnh đốn Đảng là tạo nên sức mạnh đoàn kết theo lời dặn của Bác: Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để cũng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình thương yêu lẫn nhau.
Đảng ta xác định: Đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, mà hạt nhân là các tổ chức đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Đoàn kết các dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài của sự nghiệp cách mạng nước ta. Những năm qua, nhờ đoàn kết, công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hoá, xã hội. Đất nước giữ vững ổn định chính trị, trật tự an ninh được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, các phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công, các hoạt động nhân đạo, từ thiện thu hút sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.
Mong muốn cuối cùng của Bác trước lúc đi xa là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Chúng ta đang thực hiện mong muốn của Người trên cơ sở tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công.

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

Đừng cố gắng “quản lý” các cảm xúc của bạn: hãy chung sống (tốt hơn) với chúng!

Chẳng có gì để làm: tất cả chúng ta đều là những con người (có/với) cảm xúc. Sợ, giận dữ, buồn, đau khổ, niềm vui, chúng đi theo ta suốt cả cuộc đời. Và thế thì càng tốt!
Các cảm xúc cho phép ta phản ứng lại các tình huống mà đặt ta vào vòng nguy hiểm, đe dọa chúng ta, mang đến cho chúng ta nỗi buồn lo, hoặc ngược lại, mang lại cho chúng ta vui sướng. Cảm xúc được coi là thứ “đi theo con người từ buổi bình minh của nhân loại”.
Chỉ là: đôi khi, chúng ta hoàn toàn bị tràn bờ với sự thái quá của khí sắc và chúng ta không biết làm thế nào đứng vững trên đôi chân của mình. Trong cuốn sách Cảm xúc: khi mà nó mạnh hơn cả tôi, Catherine Aimelet-Périssol, bác sĩ, nhà trị liệu bằng các liệu pháp tâm lý, và con gái của bà, Aurore Aimelet, nhà báo, đã dùng tới hình ảnh cơn dông trên cánh đồng lúa mì để giúp ta hiểu điều gì diễn ra khi quá tải cảm xúc. Bị ngập chìm, những cây lúa mì ngất ngư trước những đợt nước trút xuống. Nhưng khi cơn mưa qua đi, những cây lúa mì lại đứng thẳng lại được và lấy lại được tư thế của nó. Vấn đề là, thay vì để cơn dông đi qua, chúng ta có xu hướng diễn giải, thậm chí phiên giải thái quá, và hậu quả là, chúng ta bị chết dí với những cảm xúc đó (và đương nhiên là ảnh hưởng cả những người xung quanh). Và mong muốn của chúng ta là có thể “kiểm soát” mọi thứ, làm chủ tất cả, cái mong muốn ấy đã không giúp đỡ chúng ta. Ngược lại, mong muốn quản lý mọi thứ khiến chúng ta cứng nhắc, chống lại chúng ta, không giải quyết bất kỳ khó khăn nào của chúng ta, và đôi khi, còn thêm vào cảm xúc của chúng ta những căng thẳng nữa.
Để ra khỏi cái vòng luẩn quẩn này, 2 tác giả của cuốn sách trên đã đề xuất những con đường luân phiên sau:
  • Hiểu rằng cảm xúc không phải là vấn đề. Nó đến khi não của chúng ta ghi lại các phản ứng của chúng ta với một tình huống giống như là duy nhất. Từ đó, chúng ta lặp lại các cảm xúc đó mà không có ý thức, hoặc không hiểu rõ lắm về điều đó.
  • Chậm lại mỗi khi đối diện với cảm xúc xâm chiếm chúng ta (2 phút ngừng lại kèm với hít thở sâu), điều đó giúp chúng ta phản ứng khác đi, mà không vay mượn lại các con đường thói quen. Ví dụ: khi chúng ta bùng nổ cơn giận dữ, nếu chúng ta dành thời gian để quan sát chính mình, rất thường chúng ta sẽ nhận ra rằng lý do thực sự của cơn giận lại không nằm trong sự kiện đang diễn ra. Tương tự, khi ai đó đến trễ và khiến chúng ta giận, điều đó thực ra có thể là chúng ta bị gọi lại một trải nghiệm nào đó ở tuổi thơ.
  • Tìm kiếm mối liên hệ (ngay lập tức, và sau đó), điều này trao cho chúng ta khả năng tìm ra mối liên quan giữa cú sốc đầu tiên (khởi thủy) và quá trình hình thành sự vận hành tư duy. Ví dụ: cách mà chúng ta phiên giải thái quá một tình huống (“anh ấy đã không gọi cho tôi, mối quan hệ này không quan trọng với anh ấy, anh ấy sẽ rời bỏ tôi…”, trong khi, người yêu của cô gái chỉ đơn giản là có một công việc đột xuất hoặc hết pin điện thoại…). “Những suy nghĩ của chúng ta phản chiếu lại một cách phóng đại hoặc méo mó những trải nghiệm cũ của mình”, 2 tác giả viết. Bằng cách bám vào bối cảnh, chúng ta sẽ vượt qua được các niềm tin và các phản ứng có tính phản xạ.
Catherine Aimelet-Périssol và Aurore Aimelet khuyên chúng ta nên kiên nhẫn: những thói quen xấu là không dễ thay đổi, cần nhiều thời gian mới thay đổi được. Nhưng với việc thực hành và sự kiên nhẫn, các cảm xúc xuất hiện sẽ ngừng việc phá hủy cuộc đời bạn!

Hoạt động quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật

Hoạt động quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật

    Sự hình thành và phát triển ngành khoa học quản lý hơn một thế kỷ nay đã và đang có những đóng góp to lớn trong sự thành công của các lĩnh vực quản lý xã hội. Bằng con đường nghiên cứu khoa học, người ta đã tìm ra những quy luật vận động của hoạt động quản lý và đưa ra những phương pháp quản lý dựa trên những quy luật đó.

    Việc áp dụng kết quả nghiên cứu của khoa học quản lý vào thực tiễn hoạt động quản lý, lãnh đạo tỏ ra rất có hiệu quả. Khi trình độ sản xuất của xã hội ngày càng phát triển, hoạt động của nhà quản lý càng cần phải tuân theo các quy luật khách quan, biết vận dụng các phương pháp quản lý khoahọc trong nhận thức và trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ quản lý.

Sự hình thành và phát triển ngành khoa học quản lý hơn một thế kỷ nay đã và đang có những đóng góp to lớn

    Nhà quản lv không được đưa ra quyết định quản lý dựa trên ý muốn chủ quan của bản thân mà phải dựa trên những thông tin đầyđủ, chính xác về đối tượng. Thu thập thông tin về đối tượng và đánh giá các thông tin đó là việc làm cần thiết giúp người quản lý có được những quyết định đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế. Để có được nhiều thông tin hữu ích người quản lý phải biết lắng nghe, biết tiếp thu ý kiến của người khác và biết sử dụng các phương pháp khoa học (như phương pháp quan sát có chủ định, phương pháp thống kê toán học, bảng biểu, biểu đồ, phân tích, so sánh, tổng hợp…). Nhà quản lý không để tình cảm hoặc định kiến riêng tư của mình ảnh hưởng đến sự đánh giá thông tin và quyết định quản lý.

    Mặc dù người lãnh đạo quản lý phải tuân thủ các nguyên tắc và phương pháp khoa học trong hoạt động lãnh đạo quản lý nhưng không có nghĩa là làm theo một cách cứng nhắc, máy móc mà phải biết xử lí các tình huống quản lý linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo. Bởi vì, đối tượng của hoạt động lãnh đạo quản lý là con người với những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, và luôn xuất hiện những tình huống Ị đột xuất không thể lường trước được trong hoạt đông của người lãnh đạo quản lý. Vì vậy, nhà quản lý không thể áp dụng các nguyên tắc quản lý đối với mọi đối tượng và mọi hoàn cảnh. Ớ góc độ này, hoạt động quản lý là một nghệ thuật.

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2018

Làm thế nào để cảm thấy “đủ” trong cuộc sống

Học cách yêu để mang lại cuộc sống hạnh phúcLiên tục chạy theo và đáp ứng những ham muốn, tham vọng trong cuộc sống, con người dường như đánh mất đi hạnh phúc của mình. “Như thế nào là đủ?” là một câu hỏi khó có được câu trả lời chính xác.

“Tôi đã đủ hạnh phúc chưa?” hoặc có thể rút gọn thành “Tôi đã cảm thấy đủ với cuộc sống hiện tại chưa?”. 
Cân đo đong đếm cảm xúc giống như việc xác định trọng lượng của đại dương hay liệt kê những thứ trên đời mà loài mèo ghét bỏ vậy. Đơn giản đây là chuyện không thể.
Vẫn câu hỏi đó “Bao nhiêu là đủ?”.
Có lẽ các nhà tiếp thị đã nhìn ra được sự tuyệt vọng trong câu hỏi khó tìm được câu trả lời này. Thế nên, họ đã lồng vào những mẩu quảng cáo lời hứa hẹn “Chỉ cần bạn có…, là đủ…”.
“Chỉ cần uống thuốc giảm cân Slimfat là đủ để bạn sở hữu thân hình cân đối”.
“Chỉ cần sử dụng xe Jeep là đủ cho một chuyến khám phá”.
“Chỉ cần mang giày Nike là đủ trở thành vận động viên điền kinh”.
“Chỉ cần tham gia vào công ty môi giới Scottrade là đủ để trở nên giàu có”.
Cùng ý nghĩa có thể được diễn đạt bằng nhiều hình thức. Chỉ cần điền tên thương hiệu vào chỗ trống thứ nhất và mong muốn sâu sắc nhất của khách hàng vào chỗ trống thứ hai và nó sẽ ngay lập tức trở thành một chiến lược kinh doanh. Càng thành công nếu như các nhãn hàng đã có đối tượng kinh doanh cụ thể.
Nhưng suy nghĩ này sẽ trở nên sai lệch nếu đặt vào một mối quan hệ cụ thể. “Người ấy sẽ làm tôi đủ”, điều này rất nguy hiểm.
Chẳng có ai hoặc thứ gì có thể lấp đầy khoảng trống vô hạn của con người. Khi con người biết “đủ” với những điều này, cuộc sống ắt sẽ vui vẻ.

ĐỦ HẠNH PHÚC

“Mỗi ngày là một ngày mới”.
(Nguồn: Josh Felise)
Con người thường có khuynh hướng kéo dài nỗi buồn của ngày hôm qua, nhưng điều này lại chỉ khiến cho bạn bỏ lỡ những điều tuyệt vời của ngày hôm nay. Ngày hôm nay là duy nhất, những thứ mới mẻ cũng sẽ đến. Bạn nên học cách bỏ qua những thất bại trong quá khứ, nhìn về tương lai với đôi mắt tích cực hơn.

ĐỦ TẬP TRUNG

“Bạn cần đứng vững vì ít nhất một điều gì đó, nếu không bạn sẽ gục ngã bởi bất cứ điều gì”.
(Nguồn: Stefan Cosma)
Quá nhiều điều muốn làm, quá nhiều thứ muốn có cũng khiến bạn cảm thấy chẳng bao giờ là “đủ”. Thay vì để quá nhiều thứ làm dàn trải tâm trí của bạn, hãy giới hạn và tập trung vào những thứ bạn thích nhất, giỏi nhất.

ĐỦ CĂNG THẲNG

“Mệt mỏi là chiếc gối êm nhất”.
(Nguồn: Josefa nDiaz)
Nghe thì có vẻ vô lý, vì sao lại phải đủ căng thẳng? Trên thực tế, nếu ở trong môi trường thoải mái, con người thường có xu hướng thả lỏng bản thân nhiều hơn. Những lúc căng thẳng, bị “dồn ép” với một mức độ vừa phải, có thể kích thích con người làm việc, tư duy, sáng tạo, thậm chí là vượt qua cả giới hạn bản thân. Kiểm soát sự căng thẳng ở mức độ vừa phải là cách để cuộc sống luôn “chạy”, luôn mới mẻ và luôn có tính thử thách.

ĐỦ NGÂY THƠ

“Khôn ngoan để sống với người nhưng phải đủ ngây thơ thì mới tận hưởng phần nào hạnh phúc ở đời”.
(Nguồn: Robert Collins)
Thỉnh thoảng, bạn cần học cách nhắm mắt trước cuộc đời. Điều này không hẳn là trốn tránh, chỉ là để bạn có một ít thời gian để cân bằng lại suy nghĩ, tâm trạng. Hãy thử tưởng tượng, mỗi ngày bạn đều đọc thấy những tin tức như tai nạn hay chiến tranh, liệu bạn có cảm thấy cuộc sống quá mệt mỏi không. Học cách làm ngơ những điều không quá quan trọng, bạn sẽ thấy cuộc sống dễ thở hơn nhiều.
ĐỦ SỨC KHỎE
“Người ta không coi trọng sức khỏe cho tới khi đau yếu”.
(Nguồn: Curtis MacNewton)
Điều này là điều quan trọng nhất. Làm sao bạn có thể sống hạnh phúc khi mỗi ngày bạn đều phải đối diện với thuốc men và bệnh tật? Ăn nhiều rau xanh, ngủ đủ giấc, nói không với thuốc lá, rượu bia, tập thể dục thường xuyên… là những cách để bảo vệ sức khỏe.

ĐỦ NHÀM CHÁN

“Không làm gì là trạng thái bảo vệ bản thân, khoan dung với chính mình để tự thân trải nghiệm cảm giác chờ đợi một cái gì đó dù không rõ đó là gì”.
(Nguồn: Thong Vo)
Trong cuộc sống hiện đại, nhàm chán có vẻ như đại diện cho sự thất bại, lười biếng, tuy nhiên, vẫn cần một chút buồn chán để cuộc sống thêm trọn vẹn. Có những lúc con người nên dừng lại để tìm hiểu bản thích thích gì, cần gì và muốn gì. Như cách nhà phát minh Archimedes phát hiện ra nguyên lý Archimedes trong lúc đang tắm, những ý tưởng tuyệt vời nhất có thể ra đời lúc con người ta thoải mái nhất.

ĐỦ YÊU THƯƠNG

“Nơi nào có tình yêu, nơi đó có cuộc sống”.
(Nguồn: Aaron Burden)
Yêu và được yêu là chìa khóa cuối cùng để mở cánh cửa hạnh phúc. Yêu thương là liều thuốc hàn gắn, chữa lành hiệu quả hơn bất cứ điều gì. Nếu mỗi ngày bạn đều có thể sống trong tình yêu thương, bạn sẽ là người hạnh phúc.
Cuộc sống thường được ví von như nồi súp vậy. Nếu được nêm nếm đầy đủ, vừa phải tất cả các gia vị thì cuộc sống sẽ hạnh phúc đủ đầy. Chỉ cần nêm nếm “quá tay” loại gia vị nào cũng khiến nồi súp mất vị ngon, cuộc sống cũng mất đi ý nghĩa.

Đoàn kết, lời căn dặn thiết tha của Bác 6:18' 11/3/2018 Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngoài cùng bên trái) với các đại biểu về dự Đại hộ...