Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

 10 điều cha mẹ nhất định phải dạy nếu muốn con thành người tử tế, sống trách nhiệm!

Mỗi phụ huynh đều muốn những điều tốt nhất cho con mình. Mặc dù chúng ta không thể dạy trẻ tất cả mọi kỹ năng mà chúng ta có thể tưởng tượng được, nhưng có một số kỹ năng sống cần thiết mà tất cả cha mẹ nên dạy cho con cái.

Những kỹ năng sống thiết yếu này sẽ giúp con bạn đối phó với các tình huống khó khăn tốt hơn và trở thành người có trách nhiệm, được tôn trọng và có vị trí trong xã hội.
1. Khuyến khích trẻ ham thích đọc và học
10 điều cha mẹ nhất định phải dạy nếu muốn con thành người tử tế, sống trách nhiệm - 1
Càng đọc và học nhiều, bạn càng mở rộng trí tuệ với nhiều khả năng và biết nhiều thứ để trở nên thông minh và khôn ngoan hơn. Trẻ nên biết rằng, học tập không chỉ liên quan đến việc đọc và học sách giáo khoa. Có nhiều cách để học. Khuyến khích con bạn cởi mở và tiếp thu kiến ​​thức cuộc sống (cả tích cực và tiêu cực) của những người thông minh và thành đạt khác cũng như cha mẹ và thầy cô giáo.
2. Dạy trẻ giao tiếp với người khác
10 điều cha mẹ nhất định phải dạy nếu muốn con thành người tử tế, sống trách nhiệm - 2
Thế giới hôm nay đã trở thành một "ngôi làng" toàn cầu. Giá trị của làm việc theo nhóm và chấp nhận những người khác không nề hà sự khác biệt của họ là điều đã và đang ngày một phát triển. Khuyến khích trẻ tham gia và làm việc hòa đồng với người khác để đạt được các mục tiêu chung. Bằng cách này bạn giúp trẻ hiểu rằng, cần khoan dung cho những quan điểm khác biệt, cũng như đồng cảm để hiểu suy nghĩ và cảm xúc của người khác.
3. Dạy trẻ giải quyết các bất đồng một cách thân thiện
10 điều cha mẹ nhất định phải dạy nếu muốn con thành người tử tế, sống trách nhiệm - 3
Những bất đồng là không thể tránh khỏi trong cuộc sống, đặc biệt là trong thế giới siêu cạnh tranh, đầy thách thức ngày nay. Trẻ em nên tập luyện để giữ một cái đầu tỉnh táo khi đối mặt với những cuộc đối đầu và bất đồng. Khuyến khích trẻ tập hít thở sâu để giữ sự  bình tĩnh, điềm đạm, cân nhắc mọi khía cạnh của một vấn đề và đặt câu hỏi như "tại sao" và "bằng cách nào" trước khi giải quyết mọi việc. Bằng cách đó họ tập trung vào vấn đề chứ không phải con người, và dễ dàng kiểm soát những cảm xúc nguy hiểm như tức giận hay bột phát.
4. Dạy trẻ em cách nhận biết sự nguy hiểm
Hãy để trẻ biết rằng, không phải lúc nào cha mẹ cũng luôn ở bên cạnh để bảo vệ chúng. Khuyến khích trẻ nhận biết sự nguy hiểm, biết giữ bình tĩnh tìm ra cách giải quyết, biết tìm đến cảnh sát, giáo viên, bảo vệ siêu thị để nhờ họ giúp đỡ. Dạy trẻ cách giao tiếp hiệu quả và cách trình bày rõ ràng, mạch lạc sẽ giúp con rất nhiều khi gặp khó khăn.
 5. Dạy trẻ em biết xin lỗi khi họ sai và biết tha thứ khi người khác đã nhận ra lỗi
Trẻ em nên biết mọi người đều có thể mắc sai lầm, nhưng sự tha thứ có thể chữa lành những sai lầm tồi tệ nhất. Không có xấu hổ khi xin lỗi cũng như tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Trên thực tế, biết xin lỗi và biết tha thứ cho người khác là một biểu hiện của lòng can đảm thực sự.
6. Dạy cho trẻ thấy sự tử tế và giúp đỡ những người kém may mắn hơn khi có thể
10 điều cha mẹ nhất định phải dạy nếu muốn con thành người tử tế, sống trách nhiệm - 4
Thể hiện sự tử tế bất ngờ không chỉ là một hành động đẹp, mà còn là cách dễ dàng nhất để chạm vào cuộc sống. Khuyến khích trẻ thể hiện sự tử tế và giúp đỡ bất cứ khi nào có thể. Nó sẽ giúp con phát triển lòng nhân hậu và sẽ hiểu được sự khác biệt giữa mong muốn và nhu cầu trong cuộc sống.
7. Dạy trẻ giữ được sự tích cực và tập trung nhiều hơn vào mặt tối đẹp của cuộc sống
10 điều cha mẹ nhất định phải dạy nếu muốn con thành người tử tế, sống trách nhiệm - 5
Dạy cho trẻ hiểu rằng cuộc sống không phải luôn là ánh nắng mặt trời và cầu vồng lấp lánh, cũng không phải hoàn toàn là sự u ám và tăm tối. Cuộc sống là sự kết hợp của cả những điều tốt và xấu. Nếu tập trung vào mặt tích cực hơn là tiêu cực, bạn sẽ nhận thấy cuộc sống không toàn những cay đắng, đau khổ. Khuyến khích trẻ giữ được sự tích cực, đếm những may mắn của mình, tìm được niềm vui và hạnh phúc từ những điều "nhỏ bé" trong cuộc sống. Sự tích cực và tiếng cười có thể xóa tan mọi căng thẳng, đau đớn và ác mộng trên thế giới.
8. Dạy trẻ em biết bảo vệ môi trường và chăm sóc động vật
10 điều cha mẹ nhất định phải dạy nếu muốn con thành người tử tế, sống trách nhiệm - 6
Dạy trẻ hiểu chúng ta chỉ có duy nhất một hành tinh này để sống. Do đó, tất cả mọi người cần phải chung tay bảo vệ và giữ gìn trái đất. 
9. Dạy trẻ biết giữ gìn vệ sinh và chăm sóc răng miệng
10 điều cha mẹ nhất định phải dạy nếu muốn con thành người tử tế, sống trách nhiệm - 7
Dạy trẻ luôn biết giữ vệ sinh cá nhân, chăm sóc cơ thể gọn gàng, sạch sẽ. Trẻ em cần phải học cách vệ sinh và đánh răng ngay từ khi còn nhỏ. Khuyến khích trẻ tập các hành vi giữ gìn vệ sinh tốt và tập có một cuộc sống lành mạnh, bao gồm ăn uống đồ chín và tập thể dục đều đặn. Khi trẻ em được sạch sẽ, khỏe mạnh và vui vẻ, mọi người đều sẽ hạnh phúc.
10. Dạy trẻ yêu thương vô điều kiện
10 điều cha mẹ nhất định phải dạy nếu muốn con thành người tử tế, sống trách nhiệm - 8
Biết yêu thương là cảm xúc vĩ đại nhất của tất cả chúng ta. Dạy trẻ em biết yêu bản thân mình và biết yêu thương người khác không phải chỉ vì những gì họ làm, mà vì  bản thân họ là ai. Dạy trẻ biết yêu thương cha mẹ, ông bà, anh chị em ruột và họ hàng. Biết yêu thương và nghe lời thày cô giáo, yêu thương bạn bè và thương những người có hoàn cảnh khó khăn. Khi con đã đủ tuổi lớn hãy dạy cho chúng biết tầm quan trọng của của tình yêu với bạn khác giới và biết cách thực hành tình dục an toàn.

Thứ Hai, 18 tháng 12, 2017

Đừng đánh mất phẩm chất tốt đẹp của người cộng sản

QĐND - Giản dị trong lối sống không chỉ là một đặc trưng làm nên nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam, mà còn là một giá trị đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, những năm gần đây, do thiếu tu dưỡng, rèn luyện, một bộ phận cán bộ, đảng viên đang tự mình đánh mất tính giản dị vốn là phẩm chất tốt đẹp của người cộng sản.

Một trong những nét đặc trưng làm nên bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam đã được Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng chỉ ra: “Sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống”. Tính giản dị trong lối sống của con người Việt Nam bắt nguồn từ truyền thống văn hóa của một dân tộc sinh ra, lớn lên và gắn bó với nền văn minh lúa nước, gắn kết với cộng đồng làng xã. Thời xa xưa, do nghề trồng lúa nước phải phụ thuộc phần lớn vào thiên nhiên, nên người Việt luôn có ý thức tích cốc phòng cơ, chi tiêu tiết kiệm, sinh sống đạm bạc, giản dị, phòng khi mùa màng thất bát hay thời kỳ giáp hạt khó khăn vẫn có của ăn của để nhằm tránh rơi vào tình cảnh đói khát.
Ảnh minh họa. Nguồn: baochinhphu.vn 
Theo quan niệm của ông cha ta, tính giản dị trong lối sống không phải là “gò” mình vào cuộc sống kham khổ, cũng không phải là thói keo kiệt bủn xỉn đến mức giống anh chàng “đến chết vẫn hà tiện” như một câu chuyện ngụ ngôn, mà đó chính là một phương châm sống lành mạnh, một nếp sống thanh cao, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và không rời xa những chuẩn mực đạo đức chung của cộng đồng. Từ xưa đến nay, những bậc chí sĩ, túc nho, văn nhân, anh hào đều lấy sự thanh tao trong cuộc sống làm niềm vui, coi tính giản dị trong lễ tiết, tác phong và nếp sống làm trọng. Nhiều vị quan thanh liêm còn sống mãi với nhân dân, trường tồn trong lòng dân tộc bởi họ có một điểm chung: Đó là lòng yêu nước thương dân, tự nguyện hòa mình vào cuộc sống cần lao của người dân, không bao giờ sống hưởng thụ, xa hoa trong khi đời sống đồng bào còn nhiều gian khó.
Thời nay, khi kinh tế-xã hội đất nước phát triển, của cải vật chất dồi dào hơn, nhân dân nói chung, đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng không nhất thiết phải sống tằn tiện như thời bao cấp. Tuy vậy, cán bộ, đảng viên cũng không nên và không được phép sống xa hoa, cách biệt với nhân dân, bởi sống như vậy không chỉ là xa rời những giá trị truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc, mà còn trái với đạo đức cách mạng của người cộng sản. Điều cảnh báo mà Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng đã chỉ ra: Một bộ phận cán bộ, đảng viên sống “thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc của người dân” có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện; sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất.
Việc Đảng ta nhận định một bộ phận cán bộ, đảng viên sống “thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn của người dân” là một trong những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống là có cơ sở. Bởi sự thờ ơ, vô cảm, thái độ bàng quan, lạnh lùng, thiếu đồng cảm và tình thương yêu đồng loại là hoàn toàn xa lạ, trái ngược với giá trị đạo đức của con người. Đối với cán bộ, đảng viên mà thờ ơ, vô cảm lại càng đáng phê phán, vì đây là “triệu chứng” làm cho căn bệnh ích kỷ cá nhân có cơ hội lên ngôi và cũng là mầm mống của sự sa ngã, tha hóa về phẩm chất đạo đức cách mạng.
Thời gian qua, không khó để nhận diện được những biểu hiện sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với dân của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Nếu thấu hiểu đời sống còn nhiều khó khăn của người dân, thì không có tình trạng cán bộ ở nhiều địa phương sa đà vào ăn uống, nhậu nhẹt, tiếp khách lãng phí, thậm chí có xã nghèo ghi nợ chủ quán hàng chục triệu đồng. Nếu hiểu lòng dân, cũng khó diễn ra cái cảnh đám cưới rình rang, đình đám, phô trương của con “ông bí thư nọ, bà chủ tịch kia” giữa thanh thiên bạch nhật. Nếu thực tâm sẻ chia với đời sống lam lũ của bao người dân quanh năm đầu tắt mặt tối với ruộng đồng và quý trọng từng thước đất trồng lúa, trồng cây của bà con nông dân, thì cũng không có chuyện mấy ông cán bộ sở, ngành, doanh nghiệp ở một số địa phương (Yên Bái, Đắc Lắc, Đồng Nai, Sóc Trăng…) xây dựng những công trình tư gia hoành tráng trên đất lâm, nông nghiệp. Hay gần đây, câu chuyện ồn ào về con gái một cán bộ nguyên lãnh đạo cao cấp ngành ngân hàng sở hữu một biệt phủ rộng hơn hai nghìn mét vuông ở huyện Bình Chánh (TP Hồ Chí Minh) khiến dư luận không khỏi hoài nghi về nguồn gốc xuất xứ khối tài sản “khủng” của một người phụ nữ mới 22 tuổi; đồng thời dư luận cũng đặt dấu hỏi về phẩm chất liêm chính, đức tính giản dị của một cán bộ từng công tác lâu năm trong một ngành quan trọng của đất nước.  
Có lẽ không ngẫu nhiên mà trong Hội nghị xúc tiến đầu tư tại tỉnh Sơn La tổ chức tháng 7-2017, sau khi kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hướng về miền núi đầu tư, hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển cho các tỉnh vùng cao, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ trăn trở khi nghe các thông tin về lối sống phô trương, lãng phí, gây nhiều phản cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở một vài tỉnh miền núi. Cũng từ diễn đàn này, Thủ tướng đã “đánh động lương tâm” những cán bộ, đảng viên đang có biểu hiện trượt dài vào lối sống xa hoa cần phải nhớ đến những câu chuyện cảm động về tinh thần hy sinh, nghĩa tình cao cả mà các thầy cô giáo ở những vùng lũ lụt đã hết lòng vì học sinh thân yêu, hết lòng vì thế hệ tương lai của đất nước; nhớ đến hàng vạn hộ dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa vẫn đang phải lo toan vất vả để kiếm kế sinh nhai, chắt chiu từng đồng tiền để nuôi con ăn học. 
Vẫn biết, cán bộ, công chức, đảng viên cũng là con người, do vậy ai cũng có nhu cầu thiết thân như bao người dân trong xã hội. Nhưng cán bộ, công chức, đảng viên có sứ mệnh cao cả là cùng các cấp ủy, chính quyền chăm lo cuộc sống, công ăn việc làm, học hành, sức khỏe… của người dân, nên phải có trách nhiệm với từng “đồng tiền bát gạo” mà người dân đã đóng góp, nuôi dưỡng bản thân mình. Mặt khác, cán bộ, công chức là hình ảnh thu nhỏ của bộ máy công quyền, do đó phải có trách nhiệm là tấm gương soi chiếu, dẫn dắt toàn dân hướng về và thực hiện những điều tốt đẹp, văn minh để góp phần thúc đẩy xã hội phát triển tiến bộ. Muốn vậy, mỗi cán bộ, đảng viên tự mình thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính” như lời Bác Hồ đã dạy; đồng thời luôn biết tiết chế, kiểm soát bản thân để không bị sa ngã, quyến rũ bởi những cám dỗ vật chất tầm thường.
Rèn luyện nếp sống thanh cao, giản dị; hòa chung với nhịp sống cần lao của người dân; cùng thấu hiểu, sẻ chia với những khó khăn của đồng bào; lắng nghe nỗi niềm lo lắng của bà con và tìm cách tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc từ cơ sở… không chỉ góp phần tôn lên vẻ đẹp nhân cách của người cán bộ, đảng viên, mà đó còn là việc làm thiết thực để góp phần củng cố, thắt chặt mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân và xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh về đạo đức.
THIỆN VĂN                      

“Phủ bụi” vào lịch sử là mắc trọng tội với thế hệ cha ông

QĐND - Khi nói về lịch sử, đại văn hào người Pháp Victor Hugo từng khẳng định: Lịch sử là tiếng vọng của quá khứ trong tương lai và là ánh phản chiếu của tương lai trên quá khứ.

Để tiếng vọng đó có ý nghĩa, giá trị với hiện tại và tương lai, đòi hòi thế hệ đi sau không chỉ có thái độ chuẩn mực, phương pháp khoa học khi nhận định, đánh giá về các sự kiện, vấn đề của lịch sử, mà cần có ý thức thận trọng khi phát ngôn, diễn giải về lịch sử.
11 giờ 30 ngày 30-4-1975, xe tăng quân giải phóng đã tiến qua cổng sắt đánh chiếm Dinh Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn, sào huyệt cuối cùng của địch. Ảnh tư liệu.
Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ, nhưng nó luôn có quan hệ mật thiết với hiện tại và tương lai. Do vậy, khi nhìn nhận về các sự kiện, vấn đề lịch sử trước hết cần phải tôn trọng sự thật khách quan của lịch sử. Điều hiển nhiên này tưởng như ai cũng biết, nhưng thực tế không phải ai cũng quan niệm, ứng xử một cách chừng mực, đúng đắn. Có người do thiếu kiến thức lịch sử, chưa nghiên cứu thấu đáo những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ nên khi xem xét về lịch sử còn hời hợt, phiến diện. Nhưng cũng có người do thiếu nhãn quan chính trị chuẩn mực nên có những phát ngôn chưa đúng về lịch sử, thậm chí nhìn nhận lịch sử bằng con mắt hẹp hòi, đánh giá lịch sử bằng thái độ bôi nhọ, xuyên tạc. Đây là một trong những biểu hiện suy thoái nghiêm trọng về chính trị tư tưởng mà Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã chỉ ra.
Thời gian qua, không khó để nhận diện những thái độ hạ thấp, “phủ bụi” vào lịch sử. Ví như có người ngộ nhận khi cho rằng, “Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chỉ cần “trung với nước, hiếu với dân” là đủ, là đúng với tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra"(!). Vì khi đưa ra lý do này, họ viện cớ rằng, 6 chữ “trung với nước, hiếu với dân” thêu trên lá cờ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng cán bộ, giáo viên Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn (nay là Trường Sĩ quan Lục quân 1) trong ngày khai giảng khóa I (26-5-1946) cũng là lời Bác nhắc nhở quân đội nói chung”. Nhưng có một sự thật lịch sử cần phải nhắc lại, đó là trong dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam 22-12-1964, Bác Hồ đã khẳng định: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Vì vậy, trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân không chỉ thể hiện, phản ánh bản chất sự thật lịch sử ra đời, trưởng thành, phát triển của QĐND Việt Nam, mà còn là một trong những cội nguồn và động lực lịch sử làm nên những chiến công hiển hách của Quân đội ta, một quân đội cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện.
Cách đây chưa lâu, dư luận từng xôn xao trước việc một số nhà nghiên cứu từng đề xuất bỏ cách gọi “ngụy quân”, “ngụy quyền” của chế độ Việt Nam cộng hòa. Nhân cơ hội đó, một số người a dua cho rằng, “việc công nhận Việt Nam cộng hòa như một chính quyền độc lập là một bước tiến quan trọng nhằm hàn gắn những vết thương của người Việt sau chiến tranh”(!). Nhìn nhận như vậy là chưa khách quan, chưa đúng với sự thật lịch sử. Vì thực tế, “ngụy quân”, “ngụy quyền” tuy vẫn mang dòng máu đỏ da vàng của người Việt, song lực lượng và chế độ này ra đời không đại diện cho tinh thần dân tộc chân chính, đi ngược lại lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam và đó chỉ là lực lượng tay sai, chế độ bù nhìn cho các thế lực ngoại bang xâm lược, giày xéo giang sơn bờ cõi Việt. Do không mang tính chính danh nên họ không đủ tư cách để đứng ngang hàng với QĐND Việt Nam và chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa-một quân đội cách mạng và một chế độ của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đó là một sự thật lịch sử không thể xuyên tạc.
Chiến tranh là nỗi ám ảnh ghê ghớm nhất của con người. Dân tộc Việt Nam luôn mang khát vọng “đời ta thích hoa hồng”, nhưng “kẻ thù buộc ta ôm cây súng”. Lấy chiến tranh chính nghĩa để kiên quyết chống lại chiến tranh phi nghĩa là đòi hỏi tất yếu của lịch sử dân tộc ta trong thế kỷ 20. Tuy vậy, sau khi chiến tranh kết thúc, Đảng, Nhà nước ta chủ trương “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”, tích cực thu hẹp bất đồng, tăng cường đối thoại và mở rộng vòng tay chào đón những người từng ở “phía bên kia chiến tuyến” hướng về Tổ quốc, qua đó nhằm củng cố, phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đã lùi xa hơn 42 năm. Chúng ta không bao giờ có ý khoét sâu vào nỗi đau của các thân nhân có con em hy sinh, tử nạn trong cuộc chiến tranh này, nhưng nói thế không đồng nghĩa với việc xóa nhòa sự thật lịch sử của cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Vì từng có ý kiến cho rằng, “chiến tranh đã thuộc về quá khứ thì cho nó nằm yên một chỗ, không nên khơi gợi lại làm gì vì làm như vậy dễ tổn thương đến những người tham gia cuộc chiến, gây bất lợi cho vấn đề hòa giải dân tộc trong tình hình hiện nay”(!). Ý kiến này mới thoạt nghe tưởng như không có gì đáng nói, nhưng thực chất đây là sự xuyên tạc bản chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc; đánh đồng đối tượng tham gia cuộc chiến. Bởi sự thật lịch sử đã chứng minh rằng, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đại diện cho lực lượng yêu nước tiến bộ, yêu hòa bình của dân tộc Việt Nam nên đã chiến đấu anh dũng, quật cường để mang lại thống nhất, độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân; còn Quân lực Việt Nam cộng hòa chỉ là lực lượng tay sai, là “lính đánh thuê” cho một thể chế chính trị không có chính danh, không được đông đảo nhân dân đồng tình, ủng hộ. Vì vậy, sự thất bại, sụp đổ của lực lượng, chế độ mang bản chất “ngụy” ấy là tất yếu khách quan và là sự thật lịch sử không thể chối cãi.
Khi muốn xem xét, đánh giá những sự kiện, vấn đề diễn ra trong quá khứ, nhất là những sự kiện, vấn đề ấy liên quan đến vận mệnh quốc gia dân tộc, liên quan đến lịch sử chiến đấu đau thương mà hào hùng của cả một quân đội cách mạng và một cộng đồng dân tộc vì phẩm giá, lương tâm của thời đại thì không được phép hời hợt, phiến diện, lại càng không được phép đánh tráo khái niệm theo kiểu “mập mờ đánh lận con đen”.
Những trang sử vẻ vang về QĐND Việt Nam, về dân tộc Việt Nam anh hùng trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc sẽ mãi đồng hành, trường tồn cùng lịch sử nước ta. Bởi đó là những trang sử được viết nên bởi những tấm lòng trung kiên, cao thượng của cả một thế hệ cha ông đã tự nguyện cống hiến, xả thân hết mình vì hòa bình, độc lập, tự do cho Tổ quốc. Nên nhớ rằng, để non sông nước Việt nối liền một dải như hôm nay, để hơn 93 triệu người dân Việt đang hưởng cuộc sống bình yên như hôm nay, đã có gần 1,2 triệu người con ưu tú của Tổ quốc mãi mãi không trở về, gần 825.000 người đã để lại một phần máu thịt của mình trên chiến trường. Đó là chưa kể hơn 312.000 bộ đội, người tham gia kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học mà đến nay không chỉ bản thân họ, mà nhiều con cháu họ vẫn còn chịu đựng bao nỗi đau dai dẳng từ cuộc chiến tranh phi nghĩa do đế quốc Mỹ và ngụy quân, ngụy quyền gây ra. Đó cũng là một sự thật lịch sử không được phép lãng quên.   
Trong đạo lý truyền thống người Việt, bất hiếu với cha mẹ là tội lỗi nặng nhất; vong ân bội nghĩa với thế hệ tiền nhân đã vun đắp, tạo dựng cho cuộc sống hiện tại của mình là “cạn tàu ráo máng”; vô ơn với tổ tiên, cội nguồn là kẻ chẳng ra gì, nếu không muốn nói là hèn mạt, đê tiện. Thế nên, với ai đó còn có biểu hiện quay lưng lại quá khứ, phủ nhận lịch sử, xuyên tạc thành quả cách mạng giải phóng dân tộc đã phải đổi bằng xương máu của hàng triệu con người, không chỉ đi ngược lại với số đông, làm tổn thương đến chiều hướng phát triển chân chính của lịch sử; mà còn làm vẩn đục những giá trị cao đẹp của lịch sử Việt Nam. Như một nhà sử học đã ví von hình ảnh mà rất chí lý rằng: Khi ai đó cố tình lãng quên quá khứ, “phủ bụi” vào lịch sử, tự họ đang bôi nhọ vào chính gương mặt người đã sinh ra mình.
THIỆN VĂN

Giữ vững truyền thống “dám đánh, biết đánh và quyết đánh thắng”

QĐND - Cách đây 45 năm, vào những ngày cuối tháng 12-1972, quân và dân ta đã đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ vào Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng và vùng lân cận, lập nên Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”.

Với sức mạnh hủy diệt của B-52, Tổng thống Richard Nixon lúc đấy tự tin tuyên bố “đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá". Song, tất cả mọi sức mạnh quân sự và âm mưu của kẻ đi xâm lược hoàn toàn bị đảo lộn trước ý chí chiến đấu quật cường của quân và dân ta, mà nòng cốt là cán bộ, chiến sĩ Quân chủng Phòng không (PK)-Không quân (KQ), trong đó có cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn PK Hà Nội (nay là Sư đoàn 361). Các lực lượng PK của sư đoàn đã cùng quân-dân Thủ đô tạo nên thế trận PK nhiều tầng, nhiều lớp, lập công xuất sắc. Ngay trận đầu của chiến dịch, đêm 18-12-1972, Tiểu đoàn 78 (Trung đoàn 257) phóng quả đạn đầu tiên vào tốp B-52 của địch; Tiểu đoàn 59 (Trung đoàn 261) bắn rơi tại chỗ 1 “pháo đài bay” B-52 tại cánh đồng Chuôm (xã Phù Lỗ, huyện Đông Anh). Chiến công đầu củng cố thêm niềm tin chiến thắng, thôi thúc các trận địa thi đua lập nhiều chiến công.
Thủ trưởng Quân chủng Phòng không-Không quân cùng chỉ huy Sư đoàn 361 và các CCB tham quan Sở chỉ huy Hòa Mục-nơi ghi dấu chiến công oanh liệt cuối tháng 12-1972. Ảnh: CHÍ PHAN. 
Trong 12 ngày đêm, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B-52, riêng Sư đoàn PK Hà Nội bắn rơi 29 máy bay, trong đó có 25 chiếc B-52 (16 chiếc rơi tại chỗ) diệt và bắt sống nhiều giặc lái. Chiến thắng đã viết tiếp trang sử vàng chống ngoại xâm của dân tộc ta, làm cho kẻ thù khiếp đảm và bạn bè thế giới khâm phục.
 Thắng lợi của chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ, mà đỉnh cao là Chiến thắng "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không", trước hết là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, thắng lợi của ý chí dám đánh, biết đánh và quyết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, bằng tất cả sự mưu trí, dũng cảm, tinh thần chủ động sáng tạo, khắc phục khó khăn của quân và dân ta. Đó là thắng lợi về đánh giá đúng âm mưu của địch, về tổ chức chuẩn bị SSCĐ và đặc biệt là thắng lợi về nghệ thuật phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng PK ba thứ quân. Đó là thắng lợi của sự kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng PK chủ lực với hệ thống PK dân quân tự vệ, giữa đánh địch giỏi với công tác bảo đảm, phục vụ chiến đấu và sơ tán phòng tránh, đánh trả. Thắng lợi đó còn là sự phát huy tinh thần cả nước vì Thủ đô, Thủ đô vì cả nước...
Trong tình hình hiện nay, nhiệm vụ của Sư đoàn PK Hà Nội có những bước phát triển mới. Thực hiện chủ trương của Đảng xây dựng quân chủng theo hướng "cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại", lực lượng của sư đoàn được tăng cường và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, vừa thực hiện nhiệm vụ SSCĐ, quản lý vùng trời; vừa tiếp nhận huấn luyện vũ khí trang bị kỹ thuật mới; xây dựng đơn vị, phát triển lực lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Cán bộ, chiến sĩ sư đoàn luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết, mưu trí, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Từ năm 2012 đến nay, có 50 lượt đảng bộ cơ sở đạt TSVM; 21 lượt phân đội được tặng cờ “Đơn vị bắn giỏi”; 4 lượt sư đoàn, 10 lượt trung đoàn được nhận cờ thưởng của cấp trên; có 84 lượt cơ quan, đơn vị đạt quyết thắng; 1.200 đồng chí được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua và nhiều cờ thưởng, phần thưởng khác.
Từ đầu năm 2017 đến nay, hướng tới kỷ niệm 45 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, sư đoàn đã quán triệt, triển khai, hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu trên các mặt công tác, có nhiều nhiệm vụ hoàn thành tốt, như: SSCĐ, quản lý vùng trời, bảo vệ an toàn các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước; phục vụ các đoàn kiểm tra đạt kết quả tốt; tham gia các hội thi, hội thao, diễn tập, bắn đạn thật đạt thành tích cao... Tổng kết Phong trào Thi đua Quyết thắng năm 2017, sư đoàn có 18 tập thể được tặng Cờ thi đua và danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”, 145 tập thể và 898 cá nhân được khen thưởng, sư đoàn được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Cờ thi đua "Đơn vị dẫn đầu trong Phong trào Thi đua Quyết thắng toàn quân".
Để xứng đáng với truyền thống đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân, với chiến công mà các thế hệ cha anh đã lập nên trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, xứng đáng với sự quan tâm dìu dắt của Đảng, Bác Hồ và sự hy sinh, đóng góp của các thế hệ đi trước, Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn PK Hà Nội tiếp tục phát huy nội lực xây dựng sư đoàn VMTD theo hướng“cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân và chế độ XHCN. Xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu cao, quyết đánh, biết đánh và quyết thắng, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng bằng vũ khí trang bị hiện có, đánh thắng mọi phương tiện tiến công đường không của địch, không để bị bất ngờ vì các tình huống trên không. Kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc bầu trời Thủ đô Hà Nội và các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.
Đại tá NGUYỄN MẠNH KHẢI (Sư đoàn trưởng Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không-Không quân) 

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

Diệt trừ tệ “báo cáo không trung thực”

QĐND - “Báo cáo không trung thực” là biểu hiện cụ thể của tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cùng các hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã nhận diện rất rõ tệ nạn này và điểm mặt, chỉ tên như “giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm”, “kê khai tài sản không trung thực”, “mắc bệnh thành tích”, “chạy thành tích”, "chạy danh hiệu”, “quan liêu, xa rời quần chúng”... Nếu xem nhẹ những biểu hiện trên sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Những bài học đau xót
Thực trạng của tệ “báo cáo không trung thực” hiện đang diễn biến ra sao? Sự tác động của nó đến bản chất và sự tồn vong của chế độ như thế nào? Đó là vấn đề cấp thiết đặt ra khi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang triển khai thực hiện các nhóm giải pháp chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng Đảng.
Để nhận rõ tác hại ghê gớm của tình trạng “báo cáo không trung thực”, chúng ta thử nhìn lại tệ nạn này đã hoành hành ở Liên Xô trong suốt giai đoạn 1960-1991. Một tài liệu chuyên khảo khoa học của Ban Tuyên giáo Trung ương cho thấy: Đến giữa những năm 70 của thế kỷ 20, Liên Xô đã có những bước phát triển mạnh mẽ khiến cả thế giới nể phục, những thế lực đối trọng rất lo lắng. Nhưng rồi tệ “báo cáo không trung thực" đã góp phần dần dần hủy hoại Liên Xô hùng cường và vĩ đại. Những sai lầm trước, trong và sau cải tổ đã làm Liên Xô tan rã. Một nguyên nhân được khẳng định là ở giai đoạn cuối của Xô viết, Đảng Cộng sản Liên Xô đã bị quan liêu hóa, đường lối không còn sát thực tiễn, trở thành những văn bản “trên trời” nên mọi nỗ lực kêu gọi cải tổ đều bị người dân và chính đảng viên của Đảng thờ ơ, cho qua. 
Ảnh minh họa. Nguồn: hanoimoi.com.vn.
Tệ “báo cáo không trung thực” đã trở nên phổ biến trong Đảng và toàn xã hội Liên Xô. Báo Tin Tức (Liên Xô) ra ngày 27-12-1986, đăng tin Cục trưởng Cục Thống kê một tỉnh bị bắt vì “báo cáo láo” theo chỉ thị của Tỉnh ủy đã trả lời: “Nếu tôi không làm thế thì sẽ có một cục trưởng khác ngồi ở đây”. Còn Báo Ngọn lửa nhỏ, số 46 năm 1988, khẳng định: “Thông tin chính xác về kinh tế thì ngay Bộ Chính trị cũng không có”. Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ngày 22-8-1973 đã phải ban hành một nghị định ngăn chặn tệ “báo cáo láo” khi quy định phạt 7% giá trị hàng hóa, nếu phát hiện các nông trang và cửa hàng “bắt tay nhau” để dối trá về số lượng bơ sản xuất được.
Đến nay, chúng ta đã có đủ cơ sở để khẳng định, tệ “báo cáo không trung thực” là tác nhân quan trọng làm quan liêu hóa bộ máy Đảng và Nhà nước Liên Xô, là một trong những nguyên nhân khiến nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới phải sụp đổ. Điều đó hoàn toàn logic với lời cảnh báo của Lênin về bệnh phô trương “thành tích ảo”, thói xu nịnh cấp trên có hệ thống ở nhiều cấp, nhiều ngành để lâu dần thành “thói quen nguy hiểm” ở Liên Xô.
Thực trạng ở nước ta, theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), tình trạng “báo cáo không trung thực” kéo dài cũng đã và đang khiến nhiều cán bộ, đảng viên dường như quên đi những lời cảnh báo của Lênin và thực tiễn đã xảy ra ở Liên Xô. Nhiều cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương dường như đang chấp nhận điều đó như một phần của quá trình phát triển, không hề nghĩ rằng đó là thứ “giặc nội xâm”, bệnh “tự diễn biến”, "tự chuyển hóa" đe dọa sự tồn vong của chế độ XHCN.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã nhấn mạnh: “Lãnh đạo mà thiếu thông tin, không có căn cứ thực tiễn, thì khó tránh được những quyết định sai lệch”. Trong thực tế, Đảng ta đã có Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) đề cập đến việc khắc phục vấn đề này nhưng tình trạng “báo cáo không trung thực” ở một số địa phương, ban, ngành chưa có dấu hiệu giảm, mà còn có những sự kiện, hiện tượng phức tạp hơn. Cụ thể như vụ việc ở Thái Bình cách đây hai mươi năm, tình hình ở cơ sở vô cùng phức tạp, mất dân chủ trở nên phổ biến nhưng Tỉnh ủy lúc đó vẫn báo cáo không đúng, không đủ với Trung ương. Thậm chí, nhiều đoàn kiểm tra của Trung ương về, địa phương vẫn tìm cách giấu giếm thực tế khiến sự việc thêm trầm trọng. Hay một số tổ chức đảng ở các tập đoàn kinh tế như Vinashin, Vinalines… không chỉ giấu giếm chuyện làm ăn thua lỗ mà còn giấu nhẹm cả chuyện nội bộ bất đồng, mất dân chủ, khiến cấp ủy cấp trên vẫn đánh giá đó là những đảng bộ trong sạch, vững mạnh (TSVM) cho đến khi sự thật bị phơi bày ra công luận. Người viết bài này từng được phân công điều tra, viết bài về vụ tiêu cực ở PMU18 (Bộ Giao thông vận tải) năm 2006, qua tìm hiểu cho thấy tổ chức đảng ở đó mất sức chiến đấu, thành “bức bình phong” cho Tổng giám đốc Bùi Tiến Dũng thao túng cơ quan nhưng vẫn được đánh giá là TSVM cho đến khi mọi việc được làm sáng tỏ. Hay như tình trạng “mì tôm cứu trợ đi nhầm vào nhà cán bộ”, kê khai tài sản thiếu trung thực của một số cán bộ cấp cao thời gian gần đây đã gây bức xúc trong dư luận. 
"Bệnh thành tích" là nguyên nhân chính
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong các buổi tiếp xúc cử tri TP Hà Nội đã bày tỏ sự lo lắng, sốt ruột trước thực trạng “nhìn đâu cũng thấy tiêu cực, thanh tra ở đâu cũng có sai phạm”. Tiêu cực rất phổ biến nhưng trong các bản báo cáo, đánh giá cuối năm của cấp ủy, chính quyền các địa phương và các ban, ngành thì hầu như không thấy đề cập. Tương tự như vậy, đến nay, công tác tự phê bình và phê bình đảng viên cuối năm, chưa có mấy chi bộ, tổ chức cơ sở đảng chỉ ra khuyết điểm, sai phạm của cán bộ, đảng viên về kê khai tài sản. Nhưng hễ có vụ việc nào do nhân dân tố giác hoặc báo chí phản ánh, thì tiến hành thanh tra đều chỉ ra sai phạm. Điều này cho thấy, tình trạng “thiếu trung thực” thực sự đã trở nên cấp bách, cần được khắc phục ngay.
Bài học thành công của sự nghiệp đổi mới, dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, xét đến cùng cũng là bài học về sự trung thực. Đó là tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật”. Nhưng sau 30 năm đổi mới, những thành công bước đầu khiến cấp ủy, chính quyền nhiều nơi sinh ra chủ quan, cùng với tác động từ những mặt trái của cơ chế thị trường khiến tệ “báo cáo không trung thực” lại trỗi dậy và tìm thấy nhiều “đất sống”.
Dư địa để tệ “báo cáo không trung thực” đang “sống khỏe” hiện nay có nhiều, nhưng tựu trung lại vẫn là nguyên nhân do người nhận báo cáo và người báo cáo, tức là giữa cấp trên và cấp dưới. Nguyên nhân trước tiên là do cấp trên quan liêu, xa dân, thích thành tích nên đã chấp nhận, bao che hoặc làm ngơ rồi dẫn đến mặc nhiên công nhận những bản báo cáo sai sự thực. Ví dụ, báo cáo tổng kết năm của hầu hết các địa phương đều khẳng định rằng, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của địa phương (GRDP) ở mức 9-10%, thậm chí có địa phương nhiều năm liền giữ tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hai con số. Thế nhưng tổng hợp chung, GDP của đất nước nhiều năm gần đây chưa được 7%. Sự vô lý này đã kéo dài, nhưng vì nghị quyết của cấp ủy các địa phương đã định ra mục tiêu tăng trưởng khiến ngành thống kê địa phương phải “chạy theo”. 
Nguyên nhân thứ hai dẫn tới tình trạng “báo cáo không trung thực” đến từ cấp dưới. Cấp dưới mắc “bệnh thành tích” nên cố tình che giấu khuyết điểm, thổi phồng, tô vẽ thành tích để qua mặt cấp trên; hoặc là cấp dưới biết cấp trên quan liêu, thích “thành tích” nên cố tình “nặn” ra những báo cáo gian dối. 
Làm gì để khắc phục tình trạng “báo cáo không trung thực”?
Làm thế nào để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng “báo cáo không trung thực”, không cho các thế lực thù địch lợi dụng những bản báo cáo này nhằm xuyên tạc, bịa đặt, “nhồi sọ”, “ám thị” quần chúng, nhân dân? Cách làm cơ bản nhất là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” viết từ năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Kiểm soát khéo bao nhiêu, khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa, kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi”.
Song muốn thanh tra, kiểm tra có kết quả tốt, nhất định người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phải làm được hai việc: Một là thanh tra, kiểm tra phải có hệ thống, phải là nhiệm vụ được tiến hành thường xuyên, kết hợp tốt giữa định kỳ và đột xuất, khi thấy dấu hiệu không trung thực. Hai là đội ngũ những người thanh tra, kiểm tra phải là những người vừa có năng lực chuyên môn, vừa là những con người trung thực. Thanh tra, kiểm tra có hai cách: Một là từ trên xuống, nghĩa là cấp trên phải trực tiếp đi tận nơi, xem xét vấn đề tại chỗ, từ đó đối chiếu với những điều mà cấp dưới đã báo cáo, xem đúng-sai như thế nào; ưu, khuyết điểm của cấp dưới cũng như tính thực tiễn trong các mục tiêu, chỉ thị do mình ban ra. Hai là, thanh tra, kiểm tra phải dựa vào quần chúng, vào cấp dưới và dựa vào nhân dân; nhờ nhân dân giám sát cán bộ, đảng viên và cơ quan cấp trên; từ thông tin của quần chúng, nhân dân mà tổ chức kiểm tra, thanh tra những nơi “làm thì láo, báo cáo thì hay”; từ những góp ý của nhân dân mà thấy sự quan liêu, thiếu thực tế của bản thân mình.
Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng Đảng chính là cơ hội để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng “báo cáo không trung thực”. Khi tình trạng này trong các tổ chức đảng được bài trừ, nhất định sẽ lan tỏa sang các tổ chức khác thuộc hệ thống chính trị và từ đó trở thành phong trào chung của toàn xã hội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) đã yêu cầu: “Mỗi tổ chức, mỗi cán bộ, đảng viên cần tự giác, trung thực, đánh giá mình cho thật khách quan. Tập trung kiểm điểm trên các vấn đề trách nhiệm đối với công việc, đối với đơn vị; phẩm chất cá nhân của mình về các mặt: nhận thức, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, quan hệ với quần chúng... Thấy rõ ưu điểm để phát huy, nhận ra khuyết điểm để sửa chữa, coi trọng sự giáo dục, sự giúp đỡ chân thành của đồng chí, đồng nghiệp, học tập lẫn nhau, "trị bệnh cứu người". Những trường hợp sai phạm nghiêm trọng mà không thành khẩn, không tự giác, tập thể giúp đỡ mà không tiếp thu thì phải xử lý thích đáng”.
NGUYỄN HỒNG HẢI
Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
7:40' 3/12/2017


Công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội là một bộ phận quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng; một nội dung cơ bản của hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Qua 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Đảng bộ Quân đội đã quán triệt sâu sắc và triển khai toàn diện, tạo chuyển biến tích cực về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh. Trước yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thì nhiệm vụ xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Quân đội càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Thượng tướng Lương Cường phát biểu khai mạc Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn quân học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.


Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém” và “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Thấu suốt quan điểm của Người, trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn coi cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của dân tộc, chế độ và là khâu then chốt trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nên đã dày công tổ chức, đào tạo, rèn luyện, xây dựng được một đội ngũ cán bộ tận tụy, kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Là một bộ phận cán bộ trọng yếu của Đảng trong Quân đội, đội ngũ cán bộ Quân đội giữ trọng trách lãnh đạo, chỉ huy, quản lý từ cấp cơ sở đến toàn quân. Đây là lực lượng nòng cốt trong thực hiện đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng, nhân tố có vai trò quyết định trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Quân đội ta. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có nhiều chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Quân đội làm nòng cốt để toàn quân hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.
Quán triệt quan điểm của Đảng về công tác cán bộ, nhất là Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII); Kết luận 37-KL/TW ngày 2-2-2009 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ đến năm 2020; Kết luận 24-KL/TW ngày 5-6-2012 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, Quân ủy Trung ương đã ban hành Nghị quyết 769-NQ/QUTW “Về xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội giai đoạn 2013 - 2020 và những năm tiếp theo”; đồng thời, xây dựng, ban hành Quy chế lãnh đạo công tác cán bộ, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo sát yêu cầu nhiệm vụ, tổ chức lực lượng trong toàn quân. Những quan điểm, chủ trương, định hướng, quy định, quy chế của Trung ương, Quân ủy Trung ương về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ được cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong Đảng bộ Quân đội cụ thể hóa thành các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ được thực hiện nghiêm túc. Những vấn đề về công tác cán bộ được tập thể cấp ủy các cấp xem xét, quyết định; vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu được đề cao. Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ bảo đảm chặt chẽ, đúng quan điểm, phương châm, nguyên tắc, quy trình, quy định, sự kế thừa liên tục, vững chắc trong quá trình chuyển tiếp giữa các thế hệ cán bộ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được coi trọng, bám sát mục tiêu, yêu cầu, định hướng chiến lược cán bộ và thực tiễn Quân đội; kết hợp đào tạo trong các học viện, nhà trường với tự đào tạo, bồi dưỡng ở các đơn vị, đào tạo ở trong nước với đào tạo ở nước ngoài. Công tác quản lý, nhận xét, đánh giá, luân chuyển, bổ nhiệm, chuyển ra đối với cán bộ được thực hiện có nền nếp, đúng nguyên tắc, quy chế, quy trình và thẩm quyền. Công tác chính sách cán bộ được tiến hành theo đúng quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước, phù hợp với khả năng thực tế của Quân đội, đảm bảo dân chủ, công khai, thống nhất ở các cấp, từng bước góp phần nâng cao đời sống cán bộ và đối tượng chính sách, v.v.
Có thể khẳng định, những quan điểm, mục tiêu về xây dựng đội ngũ cán bộ mà Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) đề ra và thể hiện trong các nghị quyết khác của Đảng về chiến lược cán bộ đã được Quân ủy Trung ương và cấp ủy các cấp quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc trong Đảng bộ Quân đội, nhờ đó đã tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động. Đội ngũ cán bộ Quân đội thường xuyên được kiện toàn cơ bản đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, chất lượng ngày càng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ cả trước mắt và lâu dài. Đến nay, tỷ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên đạt 94,8%, trong đó trình độ sau đại học đạt 10,3%; số cán bộ hoàn thành khá, tốt nhiệm vụ hằng năm đạt trên 96,7%. Với kết quả đạt được, đội ngũ cán bộ đã trực tiếp góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, đảm bảo cho Quân đội không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, so với yêu cầu, công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ vẫn còn những hạn chế, bất cập ở một số nội dung, cần có giải pháp khắc phục trong thời gian tới, đặc biệt là phải chú trọng nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý, nhận xét, đánh giá cán bộ; chất lượng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, đề bạt, thực hiện chính sách cán bộ, v.v.
Những năm tới, tình hình thế giới, khu vực có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định, khó lường, nhất là tranh chấp chủ quyền biên giới, biển, đảo. Trong nước, tình hình chính trị - xã hội ổn định; kinh tế tiếp tục tăng trưởng; quốc phòng - an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại được mở rộng. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa”, “dân sự hóa” Quân đội, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta ngày càng quyết liệt hơn. Đối với Quân đội, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đặt ra phải tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Quân đội “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, trong đó một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại nhằm nâng cao sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội lên một bước mới, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. Để đáp ứng yêu cầu đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phải xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Quân đội. Do vậy, đòi hỏi cấp ủy, người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị các cấp cần tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt quan điểm của Đảng về chiến lược cán bộ, nhất là Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII), Nghị quyết 769-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong đó, tập trung thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:
Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, nguyên tắc của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ. Theo đó, cấp ủy, tổ chức đảng, người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên cần nhận thức rõ: cán bộ là nhân tố quyết định thành bại của cách mạng, khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng. Mọi vấn đề về công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ thuộc thẩm quyền của cấp ủy, tổ chức đảng, được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Việc đổi mới công tác cán bộ phải đảm bảo tính kế thừa và phát triển, xuất phát từ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo bước đột phá nhằm nâng cao chất lượng toàn diện đối với công tác này, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cấp chiến lược, chiến dịch đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Trên cơ sở nhận thức đúng, đề cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ và chủ động xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trong thực hiện, phải chấp hành nghiêm nguyên tắc, quy chế, quy trình về công tác cán bộ; gắn xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng đội ngũ đảng viên, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì với xây dựng cấp ủy. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch; có số lượng và cơ cấu hợp lý; khả năng tư duy sáng tạo, năng lực lãnh đạo, chỉ huy giỏi; trình độ, kiến thức chuyên môn ngày càng cao; có uy tín trong tập thể; sức khỏe và độ tuổi phù hợp, góp phần xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X đã xác định.
Hai là, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Về số lượng, phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ các cơ quan, đơn vị cơ bản đủ theo biên chế; tích cực kiện toàn đội ngũ cán bộ theo kế hoạch điều chỉnh tổ chức lực lượng, trọng tâm là đơn vị mới thành lập, các doanh nghiệp Quân đội sau cổ phần hóa, giải thể, v.v. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để giải quyết đủ số lượng cán bộ cho những chức danh còn thiếu, nhất là những chuyên ngành hẹp. Việc bổ nhiệm, xếp tăng cường cán bộ so với biên chế cần phải được nghiên cứu kỹ, chủ yếu để nhằm tạo nguồn cán bộ chỉ huy, quản lý hoặc do yêu cầu nhiệm vụ phát triển mới. Cán bộ khi hết tuổi phục vụ thì được nghỉ công tác theo quy định của Luật Sĩ quan, chỉ xem xét kéo dài với những cán bộ thực sự chất lượng tốt đối với những nơi có nhu cầu. Về cơ cấu, từng bước cải thiện cơ cấu đội ngũ cán bộ, giữ vững tỷ lệ cán bộ tại chỗ, điều chỉnh cơ cấu độ tuổi của cán bộ chỉ huy, quản lý; chủ động, kiên quyết điều động, sắp xếp, luân chuyển cán bộ cùng chuyên ngành từ nơi thừa sang nơi thiếu trong nội bộ các cơ quan, đơn vị. Đồng thời, kết hợp chặt chẽ giữa giữ gìn, sử dụng đội ngũ cán bộ hiện có, đã qua chiến đấu, có kinh nghiệm với tích cực lựa chọn, bồi dưỡng cán bộ kế cận, kế tiếp, trẻ hóa đội ngũ, đảm bảo tính liên tục, kế thừa vững chắc giữa các thế hệ. Về chất lượng, tập trung nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ cán bộ, cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, tác phong, phong cách lãnh đạo, chỉ huy. Việc đổi mới phương pháp, tác phong công tác đòi hỏi người cán bộ trước hết phải nêu cao tính đảng, tính nguyên tắc, nói và làm theo chỉ thị, nghị quyết. Trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, người cán bộ phải luôn có tính chủ động, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có ý thức kỷ luật cao, tận tâm, tận lực với công việc, gương mẫu cả trong lời nói và việc làm. Phấn đấu nhiều cán bộ có năng lực nghiên cứu, lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tham mưu tốt, có khả năng xử lý những vấn đề phức tạp do thực tiễn đặt ra.
Ba là, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ. Cấp ủy, chỉ huy các cấp tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của trên về công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ, nhất là Nghị quyết 42-NQ/TW, Nghị quyết 11-NQ/TW, Kết luận 24-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ; Quy định 496-QĐ/QU, ngày 12-6-2017 của Quân ủy Trung ương về thẩm quyền phê duyệt, xác nhận quy hoạch và quy trình bổ nhiệm cán bộ chỉ huy, quản lý trong Quân đội, v.v. Trên cơ sở đó, cấp ủy các cấp thực hiện nghiêm việc xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, chỉ huy đầu nhiệm kỳ và rà soát, bổ sung hằng năm, đồng thời phải xây dựng kế hoạch điều hành quy hoạch ở mỗi cấp. Trong xây dựng quy hoạch, phải thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình, dân chủ, công khai, ổn định, có kế thừa, phát triển, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững chắc giữa các thế hệ cán bộ. Quy hoạch cán bộ chủ trì ở các cấp phải có 3 lớp, giãn cách độ tuổi giữa các lớp từ 3 đến 5 tuổi trở lên; thực hiện tốt phương châm quy hoạch “động” và “mở”, các chức danh đều có từ 2 đến 3 nguồn kế cận, 3 đến 5 nguồn kế tiếp. Việc luân chuyển cán bộ chỉ huy, quản lý đơn vị phải trên cơ sở quy hoạch cán bộ nhằm phục vụ cho việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ vào các chức danh cao hơn. Các cấp ủy, tổ chức đảng cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc Quy định 98-QĐ/TW ngày 7-10-2017 của Bộ Chính trị (khóa XII) về Luân chuyển cán bộ. Theo đó, cần lựa chọn những cán bộ trẻ, đủ tiêu chuẩn, điều kiện, nằm trong quy hoạch để luân chuyển làm cán bộ chỉ huy, quản lý các cấp; luân chuyển cán bộ từ địa phương này đến địa phương khác, giữa chủ lực với địa phương, từ nơi thuận lợi đến nơi khó khăn, v.v. Việc luân chuyển cán bộ phải bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông, thường xuyên, liên tục, có luân chuyển dọc, luân chuyển ngang ở các cơ quan, đơn vị trong toàn quân; không điều động, luân chuyển cán bộ bị kỷ luật, năng lực yếu, uy tín giảm, không có triển vọng phát triển.
Bốn là, thực hiện tốt công tác quản lý, nhận xét, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đối với cán bộ. Trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ phải thực hiện đồng bộ các khâu: quy hoạch, nhận xét, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển; trong đó, quản lý, đánh giá cán bộ là khâu quan trọng nhất, quản lý chặt, đánh giá cán bộ đúng thì mới quy hoạch, sử dụng đúng. Trách nhiệm đánh giá cán bộ thuộc về cấp uỷ, tổ chức đảng nơi cán bộ sinh hoạt, cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cán bộ và bản thân cán bộ tự đánh giá. Đánh giá cán bộ phải trên cơ sở thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình; theo nguyên tắc tập thể, dân chủ, công khai, kết luận theo đa số. Quá trình nhận xét, đánh giá cán bộ phải bám sát Quy định 89-NQ/TW, ngày 15-8-2017 của Bộ Chính trị (khóa XII) về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; đồng thời, phải căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, uy tín để làm thước đo chủ yếu, đảm bảo thực chất, khách quan, chống chủ quan, cảm tính, phiến diện. Trên cơ sở nhận xét, đánh giá đúng cán bộ, cấp ủy các cấp chủ động rà soát, lựa chọn chuẩn bị nguồn đưa đi đào tạo tại các học viện, nhà trường trong và ngoài Quân đội; tập trung nguồn trong quy hoạch, nguồn cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược, nguồn sau đại học và nguồn đào tạo ở nước ngoài. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, coi trọng bồi dưỡng tại chỗ với tự học tập, tự nghiên cứu của cán bộ; kết hợp đào tạo tại trường với bồi dưỡng tại chức và luân chuyển đi thực tế đơn vị; giữa bồi dưỡng kiến thức, lý luận với bồi dưỡng năng lực hoạt động thực tiễn, phong cách, phương pháp tác phong công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải theo quy hoạch và hướng sử dụng; gắn kết quả đào tạo với tuyển chọn, bổ nhiệm, đề bạt nhằm nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ cán bộ, trước hết là bản lĩnh chính trị, năng lực tư duy, tính Đảng, tính nguyên tắc trong công tác. Cùng với đó, cần thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ theo đúng quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và Quân đội; phù hợp đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, bảo đảm đúng, đủ chế độ, tiêu chuẩn, dân chủ, công khai, công bằng, tận tụy, chu đáo. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, hoàn thiện hệ thống chính sách, nhất là chính sách về tiền lương, phụ cấp, nhà ở, chế độ an dưỡng, khám, chữa bệnh, bảo hiểm y tế cho cán bộ, thân nhân cán bộ theo quy định và chính sách đối với các đối tượng đặc thù quân sự theo hướng ngày càng tốt hơn.
Năm là, kết hợp chặt chẽ giữa công tác cán bộ với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” xác định: “Cán bộ là khâu then chốt, là vấn đề trọng tâm, xuyên suốt của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng”. Như vậy, khâu then chốt của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải bắt đầu từ công tác cán bộ. Nếu thực hiện tốt công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ thì sẽ góp phần tích cực vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngược lại, nếu không thực hiện tốt sẽ có hệ lụy tương ứng. Bởi vậy, trong tiến hành công tác cán bộ, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp phải coi đó là một nội dung cơ bản, rất quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nội dung, biện pháp tiến hành công tác cán bộ phải đặt trong tổng thể các biện pháp công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; lấy hiệu quả của công tác cán bộ là một nội dung quan trọng để đánh giá tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện. Việc đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ phải trên cơ sở gắn kết giữa yêu cầu chung về phẩm chất, năng lực của cán bộ với các tiêu chí thực hiện Chỉ thị 05 và những biểu hiện suy thoái mà Nghị quyết Trung ương 4 đã chỉ ra. Khi đánh giá chất lượng cán bộ phải gắn với phân tích chất lượng đảng viên, tạo cơ sở cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng”, vừa “chuyên”, đồng thời khắc phục những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Để việc kết hợp hai mặt công tác trên có hiệu quả, cần phát huy vai trò của bí thư cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy; xây dựng đội ngũ cấp ủy vững mạnh, đoàn kết, thống nhất cao; thường xuyên kiện toàn đội ngũ cán bộ chủ trì ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những vi phạm, nhất là vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống, v.v. Đồng thời, có chủ trương, biện pháp toàn diện, đồng bộ, tính khả thi cao; thực sự coi công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt và phải bắt đầu từ công tác cán bộ, gắn liền với công tác cán bộ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ trong Quân đội vững mạnh là trách nhiệm của các tổ chức và mọi cán bộ, đảng viên, trước hết là của cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp. Trên cơ sở tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII), cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong Đảng bộ Quân đội cần rút ra những bài học kinh nghiệm cả thành công và chưa thành công để tiếp tục có giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội trong giai đoạn tiếp theo. Thực hiện tốt điều đó là yếu tố quan trọng để tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tăng cường hiệu lực công tác đảng, công tác chính trị, xây dựng Quân đội vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Thượng tướng LƯƠNG CƯỜNGBí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân VN

Đoàn kết, lời căn dặn thiết tha của Bác 6:18' 11/3/2018 Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngoài cùng bên trái) với các đại biểu về dự Đại hộ...