Giá trị nghệ thuật quân sự của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là bằng chứng về sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân, chiến tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. 63 năm qua, chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn mãi là bài học lịch sử quý giá. Phát huy giá trị nghệ thuật quân sự của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ có ý nghĩa to lớn trong giáo dục, đào tạo đội ngũ sĩ quan quân đội trong nhà trường cũng như bảo vệ Tổ quốc.
Một là, làm rõ ý nghĩa giá trị lịch sử của quyết định thay đổi phương châm từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” là một quyết định lịch sử đúng đắn, sáng tạo ở các nhà trường quân đội.
Ngày 25-1-1954, các đơn vị bộ đội ta đã ở vị trí tập kết, sẵn sàng nổ súng theo phương châm tác chiến ban đầu “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Nhưng nhận thấy địch đã tăng cường lực lượng phòng ngự vững chắc, Bộ Chỉ huy và Đảng uỷ chiến dịch đã đưa ra quyết định đầy khó khăn nhưng hết sức đúng đắn: giữ vững quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”.
Lúc đầu, qua phân tích của các chuyên gia, ta dự kiến chiến dịch chỉ diễn ra trong vòng 2 đêm 3 ngày, vì cho rằng địch mới vào vị trí chiếm đóng lập tập đoàn cứ điểm, binh lực chưa nhiều, thế đứng chưa vững chắc, trận địa chưa kiên cố, nhất là hướng tây còn nhiều sơ hở. Do vậy, với phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, ta định tổ chức hướng tiến công chủ yếu do Đại đoàn 308 từ hướng tây thọc sâu vào Mường Thanh. Đại đoàn 316 từ hướng đông, đánh chiếm khu đồi A án ngữ, còn tập trung vào Mường Thanh, nơi đầu não tập đoàn cứ điểm. Đồng thời, sử dụng Đại đoàn 312 tiến công các cứ điểm từ phía bắc, đông bắc phát triển xuống. Cụm cứ điểm Him Lam, Hồng Cúm, ta chỉ cảnh giới “giám thị”…
Tuy nhiên, Đại tướng Tổng Tư lệnh vẫn không ngừng trăn trở và như sau này ông thừa nhận là hoàn toàn chưa yên tâm với cách đánh ban đầu, ông suy nghĩ rất nhiều từ tình hình thực tiễn của chiến trường và lời căn dặn của Bác Hồ trước khi ra mặt trận: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng! Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng, không đánh”. Do vậy, thay đổi phương châm tác chiến lúc này được coi là quyết định khó khăn nhất trong đời chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Hai là, vận dụng sáng tạo việc tổ chức đội hình chiến dịch thành thế bao vây, chia cắt, bố trí áp sát, vây hãm, khống chế, cô lập, dụ địch vào thế khốn quẫn, suy yếu, tạo điều kiện tiến công dứt điểm lần lượt… vào từng cấp học.
Từ phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang phương châm “đánh chắc, tiến chắc”, cách đánh của chiến dịch Điện Biên Phủ là “vây hãm kết hợp với tiến công đột phá dứt điểm lần lượt”. Diễn biến chính của trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ từ ngày 13-3 đến 7-5-1954 thành ba đợt:
Đợt 1: từ 13 đến 17-3, quân ta đã mưu trí, dũng cảm tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía bắc của tập đoàn cứ điểm; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh.
Đợt 2: từ 30-3 đến 30-4, Đại đoàn 312 được giao nhiệm vụ vây ép, tiến công từ phía bắc, đông bắc. Đại đoàn 308 hình thành thế vây ép, tiến công từ phía tây vào khu trung tâm. Đại đoàn 316 triển khai vây ép từ phía đông. Với cách sử dụng và bố trí lực lượng đó, chiến dịch hình thành thế vây hãm, khống chế tập đoàn cứ điểm từ 4 phía. Quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía đông phân khu trung tâm, thắt chặt vòng vây, chia cắt và liên tục tiến công, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch. Địch hết sức ngoan cố, muốn kéo dài thời gian vì hi vọng đến mùa mưa ta phải nới vòng vây. Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày, quyết liệt nhất, ta và địch giành giật từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Tại đồi C1, ta và địch giằng co tới 20 ngày, đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.
Đợt 3: từ 1-5 đến 7-5, quân ta đánh chiếm các cứ điểm phía đông và mở đợt tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm. Đêm 6-5, tại đồi A1, trận chiến đấu giữa ta và địch diễn ra quyết liệt, quân ta tiến công tiêu diệt các lô cốt và dùng thuốc nổ phá các hầm ngầm. 17h30 ngày 7-5-1954, ta chiếm sở chỉ huy địch, tướng Đờ Cát cùng toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải ra hàng. Lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy địch. Ngay trong đêm đó, quân ta tiếp tục tiến công phân khu nam, đánh địch tháo chạy về Thượng Lào. Đến 24 giờ, toàn bộ quân địch đã bị bắt làm tù binh.
Có thể thấy, để bảo đảm toàn lực lượng, phương tiện của ta vận động tác chiến trên địa hình trống trải, tạo điều kiện đưa đội hình triển khai áp sát địch, ta đặc biệt chú ý biện pháp tổ chức xây dựng hệ thống công sự trận địa, trong đó giao thông hào kết hợp hào, hầm chiến đấu liên hoàn đã khắc phục tối đa địa hình trống trải, phát huy được hoả lực bắn thẳng của ta và tránh sát thương của hoả lực địch, bảo đảm an toàn, cơ động nhanh, triển khai áp sát đội hình địch bí mật, bất ngờ, hình thành thế vây hãm, siết chặt tập đoàn cứ điểm như những gọng kìm vững chắc, buộc chúng không thể tiến, lui quân. Tiến không thể đánh được ta, thoái không có đường rút.
Ba là, nghiên cứu phát triển lí luận nghệ thuật sử dụng lực lượng tập trung, tạo ưu thế hơn hẳn địch trong từng trận đánh, tiến công bóc vỏ dứt điểm lần lượt từ ngoài vào trong… cho từng đối tượng người học.
Điện Biên Phủ là cứ điểm có ý nghĩa chiến lược khống chế cả một vùng rộng lớn của Tây Bắc và Thượng Lào. Tuy nằm ngoài dự kiến ban đầu của Kế hoạch Na-va, nhưng các tướng lĩnh Pháp và Mỹ đã liên tiếp cho tăng cường lực lượng, xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, tập trung ở đây 16.200 quân gồm 21 tiểu đoàn, trong đó có 17dBB, 3d pháo binh, 1d công binh, 1c xe tăng, 1 phi đội không quân, 1c vận tải cơ giới. Được bố trí thành 3 phân khu Bắc, Trung, Nam với 49 cứ điểm, huy động toàn bộ lính dù và 40% lực lượng cơ động tinh nhuệ nhất của Pháp ở Đông Dương. Hệ thống hoả lực mặt đất khá mạnh với 2d pháo 105mm, 1c pháo 155mm, 1c Co120mm được bố trí ở Mường Thanh, Hồng Cúm; hai sân bay Mường Thanh, Hồng Cúm với gần 100 lần chiếc máy bay lên, xuống mỗi ngày, có thể vận chuyển khoảng 200 - 300 tấn hàng và thả dù từ 100 - 150 tên địch, bảo đảm nguồn tiếp viện cho quân Pháp. Na-va coi Điện Biên Phủ như “một pháo đài không thể công phá”, là nơi thu hút để tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
Tuy nhiên, Bộ Chính trị và Tổng Quân uỷ vẫn nhận định Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh nhưng chỗ yếu cơ bản của địch là bị cô lập và quyết định tập trung 4 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công pháo với tổng trên 40.000 quân. Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, các đơn vị bộ đội chủ lực nhanh chóng tập kết, ngày đêm bạt rừng, xẻ núi mở đường, kéo pháo, xây dựng trận địa, sẵn sàng tiến công địch; 261.451 dân công, thanh niên xung phong bất chấp bom đạn hướng về Điện Biên bảo đảm hậu cần phục vụ chiến dịch. Phối hợp tốt với các chiến trường tạo nên sức mạnh tổng lực cho Điện Biên Phủ.
Thực hiện “đánh chắc, tiến chắc”, ta có điều kiện tập trung ưu thế tuyệt đối về binh, hoả lực so với địch, bảo đảm chắc thắng trong từng trận chiến đấu, chủ động về không gian, thời gian tác chiến, quy mô trận đánh và sử dụng lực lượng, phương tiện.
Trong đợt 1, lúc đầu ta xác định diệt cụm cứ điểm Him Lam, Độc Lập và Bản Kéo cùng một lúc, nhưng trinh sát lần sau cùng cho thấy, hoả lực của địch ở đây khá dày đặc trong khi pháo bắn ngắm trực tiếp không đủ mạnh, nên quyết định tập trung hoả lực pháo bắn ngắm trực tiếp để đánh vào trung tâm đề kháng Him Lam trước, rồi nhanh chóng cơ động, pháo chuyển làn sang để đánh đồi Độc Lập, Bản Kéo khi địch ở đây bị tiêu diệt, bắt sống, hoang mang đến cực độ. Có thể thấy, lực lượng, phương tiện tập trung của ta áp đảo địch về tỉ lệ bộ binh và pháo binh bắn thẳng là: địch 1 ta 6, bắn gián tiếp ta 2,6 địch 1…
Trong đợt 2, để bảo đảm chắc thắng, ta đã sử dụng tập trung 2 đại đoàn 316 và 312, sử dụng phần lớn pháo bắn thẳng và bắn gián tiếp vào các cứ điểm đồi E, Đ1, C1, A1 tiếp sau phát triển đánh Đ2, C2, mở cửa đưa lực lượng phát triển tiến công vào khu đầu não địch ở Mường Thanh. Ta áp đảo địch về hoả lực với tỉ lệ từ 2,2 đến 2,8 lần pháo bắn thẳng và từ 4 đến 7 lần pháo bắn gián tiếp. Để tạo ưu thế tương quan so sánh lực lượng, ta dùng nhiều biện pháp vây ép, cô lập, tiêu hao sinh lực địch từ vùng ngoại vi, khống chế đường tiếp tế cầu hàng không của địch…
Với quyết định chiến lược, bố trí đội hình, sử dụng lực lượng trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử quân sự đề cập. Những vấn đề nêu trên đến nay vẫn còn nguyên giá trị và cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung, phát triển, vận dụng sáng tạo vào huấn luyện, chiến đấu, tổ chức xây dựng và sử dụng lực lượng bảo vệ Tổ quốc.
Một là, làm rõ ý nghĩa giá trị lịch sử của quyết định thay đổi phương châm từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” là một quyết định lịch sử đúng đắn, sáng tạo ở các nhà trường quân đội.
Ngày 25-1-1954, các đơn vị bộ đội ta đã ở vị trí tập kết, sẵn sàng nổ súng theo phương châm tác chiến ban đầu “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Nhưng nhận thấy địch đã tăng cường lực lượng phòng ngự vững chắc, Bộ Chỉ huy và Đảng uỷ chiến dịch đã đưa ra quyết định đầy khó khăn nhưng hết sức đúng đắn: giữ vững quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”.
Lúc đầu, qua phân tích của các chuyên gia, ta dự kiến chiến dịch chỉ diễn ra trong vòng 2 đêm 3 ngày, vì cho rằng địch mới vào vị trí chiếm đóng lập tập đoàn cứ điểm, binh lực chưa nhiều, thế đứng chưa vững chắc, trận địa chưa kiên cố, nhất là hướng tây còn nhiều sơ hở. Do vậy, với phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, ta định tổ chức hướng tiến công chủ yếu do Đại đoàn 308 từ hướng tây thọc sâu vào Mường Thanh. Đại đoàn 316 từ hướng đông, đánh chiếm khu đồi A án ngữ, còn tập trung vào Mường Thanh, nơi đầu não tập đoàn cứ điểm. Đồng thời, sử dụng Đại đoàn 312 tiến công các cứ điểm từ phía bắc, đông bắc phát triển xuống. Cụm cứ điểm Him Lam, Hồng Cúm, ta chỉ cảnh giới “giám thị”…
Tuy nhiên, Đại tướng Tổng Tư lệnh vẫn không ngừng trăn trở và như sau này ông thừa nhận là hoàn toàn chưa yên tâm với cách đánh ban đầu, ông suy nghĩ rất nhiều từ tình hình thực tiễn của chiến trường và lời căn dặn của Bác Hồ trước khi ra mặt trận: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng! Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng, không đánh”. Do vậy, thay đổi phương châm tác chiến lúc này được coi là quyết định khó khăn nhất trong đời chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Hai là, vận dụng sáng tạo việc tổ chức đội hình chiến dịch thành thế bao vây, chia cắt, bố trí áp sát, vây hãm, khống chế, cô lập, dụ địch vào thế khốn quẫn, suy yếu, tạo điều kiện tiến công dứt điểm lần lượt… vào từng cấp học.
Từ phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang phương châm “đánh chắc, tiến chắc”, cách đánh của chiến dịch Điện Biên Phủ là “vây hãm kết hợp với tiến công đột phá dứt điểm lần lượt”. Diễn biến chính của trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ từ ngày 13-3 đến 7-5-1954 thành ba đợt:
Đợt 1: từ 13 đến 17-3, quân ta đã mưu trí, dũng cảm tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía bắc của tập đoàn cứ điểm; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh.
Đợt 2: từ 30-3 đến 30-4, Đại đoàn 312 được giao nhiệm vụ vây ép, tiến công từ phía bắc, đông bắc. Đại đoàn 308 hình thành thế vây ép, tiến công từ phía tây vào khu trung tâm. Đại đoàn 316 triển khai vây ép từ phía đông. Với cách sử dụng và bố trí lực lượng đó, chiến dịch hình thành thế vây hãm, khống chế tập đoàn cứ điểm từ 4 phía. Quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía đông phân khu trung tâm, thắt chặt vòng vây, chia cắt và liên tục tiến công, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch. Địch hết sức ngoan cố, muốn kéo dài thời gian vì hi vọng đến mùa mưa ta phải nới vòng vây. Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày, quyết liệt nhất, ta và địch giành giật từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Tại đồi C1, ta và địch giằng co tới 20 ngày, đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.
Đợt 3: từ 1-5 đến 7-5, quân ta đánh chiếm các cứ điểm phía đông và mở đợt tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm. Đêm 6-5, tại đồi A1, trận chiến đấu giữa ta và địch diễn ra quyết liệt, quân ta tiến công tiêu diệt các lô cốt và dùng thuốc nổ phá các hầm ngầm. 17h30 ngày 7-5-1954, ta chiếm sở chỉ huy địch, tướng Đờ Cát cùng toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải ra hàng. Lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy địch. Ngay trong đêm đó, quân ta tiếp tục tiến công phân khu nam, đánh địch tháo chạy về Thượng Lào. Đến 24 giờ, toàn bộ quân địch đã bị bắt làm tù binh.
Có thể thấy, để bảo đảm toàn lực lượng, phương tiện của ta vận động tác chiến trên địa hình trống trải, tạo điều kiện đưa đội hình triển khai áp sát địch, ta đặc biệt chú ý biện pháp tổ chức xây dựng hệ thống công sự trận địa, trong đó giao thông hào kết hợp hào, hầm chiến đấu liên hoàn đã khắc phục tối đa địa hình trống trải, phát huy được hoả lực bắn thẳng của ta và tránh sát thương của hoả lực địch, bảo đảm an toàn, cơ động nhanh, triển khai áp sát đội hình địch bí mật, bất ngờ, hình thành thế vây hãm, siết chặt tập đoàn cứ điểm như những gọng kìm vững chắc, buộc chúng không thể tiến, lui quân. Tiến không thể đánh được ta, thoái không có đường rút.
Ba là, nghiên cứu phát triển lí luận nghệ thuật sử dụng lực lượng tập trung, tạo ưu thế hơn hẳn địch trong từng trận đánh, tiến công bóc vỏ dứt điểm lần lượt từ ngoài vào trong… cho từng đối tượng người học.
Điện Biên Phủ là cứ điểm có ý nghĩa chiến lược khống chế cả một vùng rộng lớn của Tây Bắc và Thượng Lào. Tuy nằm ngoài dự kiến ban đầu của Kế hoạch Na-va, nhưng các tướng lĩnh Pháp và Mỹ đã liên tiếp cho tăng cường lực lượng, xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, tập trung ở đây 16.200 quân gồm 21 tiểu đoàn, trong đó có 17dBB, 3d pháo binh, 1d công binh, 1c xe tăng, 1 phi đội không quân, 1c vận tải cơ giới. Được bố trí thành 3 phân khu Bắc, Trung, Nam với 49 cứ điểm, huy động toàn bộ lính dù và 40% lực lượng cơ động tinh nhuệ nhất của Pháp ở Đông Dương. Hệ thống hoả lực mặt đất khá mạnh với 2d pháo 105mm, 1c pháo 155mm, 1c Co120mm được bố trí ở Mường Thanh, Hồng Cúm; hai sân bay Mường Thanh, Hồng Cúm với gần 100 lần chiếc máy bay lên, xuống mỗi ngày, có thể vận chuyển khoảng 200 - 300 tấn hàng và thả dù từ 100 - 150 tên địch, bảo đảm nguồn tiếp viện cho quân Pháp. Na-va coi Điện Biên Phủ như “một pháo đài không thể công phá”, là nơi thu hút để tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
Tuy nhiên, Bộ Chính trị và Tổng Quân uỷ vẫn nhận định Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh nhưng chỗ yếu cơ bản của địch là bị cô lập và quyết định tập trung 4 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công pháo với tổng trên 40.000 quân. Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, các đơn vị bộ đội chủ lực nhanh chóng tập kết, ngày đêm bạt rừng, xẻ núi mở đường, kéo pháo, xây dựng trận địa, sẵn sàng tiến công địch; 261.451 dân công, thanh niên xung phong bất chấp bom đạn hướng về Điện Biên bảo đảm hậu cần phục vụ chiến dịch. Phối hợp tốt với các chiến trường tạo nên sức mạnh tổng lực cho Điện Biên Phủ.
Thực hiện “đánh chắc, tiến chắc”, ta có điều kiện tập trung ưu thế tuyệt đối về binh, hoả lực so với địch, bảo đảm chắc thắng trong từng trận chiến đấu, chủ động về không gian, thời gian tác chiến, quy mô trận đánh và sử dụng lực lượng, phương tiện.
Trong đợt 1, lúc đầu ta xác định diệt cụm cứ điểm Him Lam, Độc Lập và Bản Kéo cùng một lúc, nhưng trinh sát lần sau cùng cho thấy, hoả lực của địch ở đây khá dày đặc trong khi pháo bắn ngắm trực tiếp không đủ mạnh, nên quyết định tập trung hoả lực pháo bắn ngắm trực tiếp để đánh vào trung tâm đề kháng Him Lam trước, rồi nhanh chóng cơ động, pháo chuyển làn sang để đánh đồi Độc Lập, Bản Kéo khi địch ở đây bị tiêu diệt, bắt sống, hoang mang đến cực độ. Có thể thấy, lực lượng, phương tiện tập trung của ta áp đảo địch về tỉ lệ bộ binh và pháo binh bắn thẳng là: địch 1 ta 6, bắn gián tiếp ta 2,6 địch 1…
Trong đợt 2, để bảo đảm chắc thắng, ta đã sử dụng tập trung 2 đại đoàn 316 và 312, sử dụng phần lớn pháo bắn thẳng và bắn gián tiếp vào các cứ điểm đồi E, Đ1, C1, A1 tiếp sau phát triển đánh Đ2, C2, mở cửa đưa lực lượng phát triển tiến công vào khu đầu não địch ở Mường Thanh. Ta áp đảo địch về hoả lực với tỉ lệ từ 2,2 đến 2,8 lần pháo bắn thẳng và từ 4 đến 7 lần pháo bắn gián tiếp. Để tạo ưu thế tương quan so sánh lực lượng, ta dùng nhiều biện pháp vây ép, cô lập, tiêu hao sinh lực địch từ vùng ngoại vi, khống chế đường tiếp tế cầu hàng không của địch…
Với quyết định chiến lược, bố trí đội hình, sử dụng lực lượng trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử quân sự đề cập. Những vấn đề nêu trên đến nay vẫn còn nguyên giá trị và cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung, phát triển, vận dụng sáng tạo vào huấn luyện, chiến đấu, tổ chức xây dựng và sử dụng lực lượng bảo vệ Tổ quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét