Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Khắc phục nhận thức và hành động lệch lạc trong thi hành kỷ luật đảng
 


Người đứng đầu chi bộ, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ban cán sự đảng phải nêu cao vai trò, trách nhiệm trong tổ chức kiểm điểm, xác định trách nhiệm của tập thể tổ chức đảng để điều hành, gợi mở cho cán bộ, đảng viên, cấp ủy viên, thành viên ban cán sự điểm điểm, đấu tranh phê bình, góp ý đối với tập thể tổ chức đảng, đảng viên có khuyết điểm, vi phạm một cách công tâm, khách quan, thận trọng, dân chủ, đúng mức. Đồng thời, khắc phục tình trạng nhận thức và hành động lệch lạc nêu trên để việc kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật tập thể tổ chức đảng và đảng viên đúng quy định của Đảng, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật của Đảng.


Từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng đến nay, qua kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số tổ chức đảng và đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ cao cấp có khuyết điểm, vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật để giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật của Đảng. Sau khi UBKT Trung ương thông báo kết luận kiểm tra, giải quyết tố cáo đến tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra, bị tố cáo và các tổ chức đảng có liên quan để chấp hành, trong đó có việc triển khai kiểm điểm, xem xét trách nhiệm và đề nghị thi hành kỷ luật đối với tập thể tổ chức đảng và cá nhân đảng viên có khuyết điểm, vi phạm. Tuy nhiên qua theo dõi và thực tế tiến hành kiểm điểm ở các tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra hoặc tổ chức đảng có đảng viên sinh hoạt, được kiểm tra, hoặc có liên quan theo Kết luận của UBKT Trung ương cho thấy nổi lên một số vấn đề đáng lo ngại sau đây:
Thứ nhất, chi bộ nơi đảng viên có khuyết điểm, vi phạm không thấy được trách nhiệm của chi bộ trong việc góp ý, phê bình đảng viên để giúp đảng viên thấy được khuyết điểm, vi phạm, quyết tâm sửa chữa, khắc phục, tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm, tự nhận hình thức kỷ luật tương xứng với tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm; mà có biểu hiện bao che cho đảng viên, chỉ nêu ưu điểm, thành tích, không chỉ rõ khuyết điểm, vi phạm hoặc cho rằng kết luận của UBKT Trung ương chưa thật khách quan, chưa chính xác. Thậm chí biểu thị qua việc bỏ phiếu đề nghị không thi hành kỷ luật hoặc bỏ phiếu đề nghị thi hành kỷ luật với kết quả phiếu không tập trung (không có hình thức kỷ luật nào có tỷ lệ số phiếu quá bán theo quy định) đối với đảng viên vi phạm.
Thứ hai, đảng bộ nơi đảng viên có khuyết điểm, vi phạm sinh hoạt có biểu hiện phát biểu góp ý xuôi chiều, chỉ nêu ưu điểm, kết quả, không nêu và phân tích kỹ trách nhiệm về thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm của đảng viên và chưa thấy được trách nhiệm của cấp ủy trong việc quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên có khuyết điểm, vi phạm; rút ra bài học chung để khắc phục, chấn chỉnh trong thời gian tới. Từ đó, một số đồng chí cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy cũng phát biểu cho rằng kết luận đối với đảng viên có khuyết điểm, vi phạm là quá nặng, cho rằng vi phạm của đảng viên chưa đến mức phải thi hành kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, không thi hành kỷ luật hoặc nếu có thi hành kỷ luật thì kỷ luật bằng hình thức thấp nhất. Một số đồng chí cấp ủy viên khác thì lại cho rằng, mặc dù đảng viên có khuyết điểm, vi phạm, nhưng đề nghị cho "kiểm điểm, rút kinh nghiêm sâu sắc" hoặc "phê bình nghiêm khắc" đều không phải là hình thức kỷ luật. Một số đồng chí cấp ủy viên hoặc ủy viên ban thường vụ không biểu thị rõ chính kiến của mình, chỉ phát biểu chung chung hoặc nhất trí với ý kiến của các đồng chí đã phát biểu trước đó, và đề nghị cho bỏ phiếu biểu quyết đề nghị hình thức kỷ luật đối với đảng viên vi phạm.
Thứ ba, đối với tập thể ban cán sự đảng thì hầu hết phát biểu ý kiến cũng chỉ nêu thành tích kết quả đạt được là chủ yếu, ít đề cập đến khuyết điểm, vi phạm của tập thể ban cán sự đảng và cá nhân đảng viên có vi phạm. Có đồng chí thành viên ban cán sự phát biểu cho rằng khuyết điểm, vi phạm của tập thể không phải cố ý, chưa có hệ thống, chủ yếu do khách quan hoặc mong muốn cơ quan, đơn vị phát triển vì sự nghiệp chung; chưa thấy được vai trò, trách nhiệm của tập thể trong việc buông lỏng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, còn nể nang, né tránh, ngại va chạm, nhất là đối với người đứng đầu. Việc góp ý kiến đối với đồng chí có khuyết điểm, vi phạm cũng chưa đi sâu phân tích, chỉ rõ khuyết điểm, vi phạm, trách nhiệm của cá nhân gắn với trách nhiệm của tập thể và trách nhiệm của tập thể ban cán sự đảng với trách nhiệm của cá nhân thành viên ban cán sự đảng. Từ đó xác định rõ trách nhiệm của tập thể và trách nhiệm của cá nhân một cách rõ ràng, mạch lạc, tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm của tập thể và cá nhân phù hợp với nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và nguyên nhân vi phạm; bỏ phiếu đề nghị hình thức kỷ luật của tập thể và cá nhân tương xứng.
Thứ tư, đối với cá nhân đảng viên có khuyết điểm, vi phạm trong quá trình kiểm tra và kiểm điểm theo kết luận của UBKT Trung ương chưa thấy hết được thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm của mình, vẫn quanh co, chối tội, thường đỗ lỗi cho khách quan, cho tập thể; chưa tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm; thường chỉ đề nghị nhận hình thức kiểm điểm sâu sắc rút kinh nghiệm hoặc kiểm điểm phê bình nghiêm túc, hoặc có đồng chí nếu có nhận thì cũng chỉ nhận hình thức kỷ luật thấp nhất là khiển trách. Chỉ khi đến cấp xem xét, quyết định thi hành kỷ luật là UBKT Trung ương, qua góp ý thẳng thắn, chân tình, và qua đấu tranh phê bình cùng với những bằng chứng đưa ra thì đảng viên mới chuyển biến về nhận thức, tự nhận hình hình kỷ luật cao hơn hoặc chỉ nói chung chung là sẵn sàng nhận bất cứ hình thức kỷ luật nào của UBKT Trung ương hoặc của cấp trên.
Qua thực tế thực hiện quy trình xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật và thi hành kỷ luật nêu trên của một số vụ việc UBKT Trung ương đã tiến hành thời gian qua cho thấy các tổ chức đảng và đảng viên, cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy các cấp vẫn còn nhận thức và hành động lệch lạc nêu trên. Nguyên nhân chủ yếu trước hết là do một số cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, cấp ủy viên còn nhận thức chưa đúng về kỷ luật và việc thi hành kỷ luật trong Đảng nên thực hiện chưa đúng, chưa hết trách nhiệm và quyền dân chủ trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, góp ý với đồng chí, tổ chức đảng mình có khuyết điểm, vi phạm. Một số đảng viên, cấp ủy viên, ủy viên ban cán sự còn nhận thức đơn giản, cho là cấp mình (chi bộ, đảng bộ, ban cán sự đảng) chỉ là cấp đề nghị thi hành kỷ luật nên chưa nêu cao hết vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền của đảng viên, tổ chức đảng trong đề nghị thi hành kỷ luật. Mặt khác, còn cho rằng nếu đề nghị thi hành kỷ luật đúng mức đối với đồng chí mình, tập thể mình thì sợ liên lụy đến trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu, đến thành tích của tập thể. Một số đảng viên, cấp ủy viên còn có biểu hiện nể nang, nể tình vì đảng viên bị đề nghị thi hành kỷ luật đã từng công tác, từng là cấp trên của mình nên nể nang, né tránh, thường đề nghị cho kiểm điểm sâu sắc, rút kinh nghiệm, không đề nghị thi hành kỷ luật hoặc đề nghị kỷ luật mức thấp nhất.
Tập thể tổ chức đảng, một số cán bộ, đảng viên, cấp ủy viên chưa thấy hết được trách nhiệm của mình trước Đảng, trước nhân dân về khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên có khuyết điểm, vi phạm, nhất là đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, chưa thấy hết mức độ, tính chất nghiêm trọng của khuyết điểm, vi phạm đang làm mất niềm tin của nhân dân. Điều đó cũng thể hiện sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức của một số cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng cần sớm được chỉ rõ để có biện pháp chấn chỉnh, sửa chữa, khắc phục kịp thời để việc đề nghị thi hành kỷ luật và thi hành kỷ luật trong Đảng bảo đảm đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc, quy trình, thủ tục, thẩm quyền.
Để khắc phục nhận thức và hành động lệch lạc nêu trên, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả đề nghị thi hành kỷ luật và quyết định thi hành kỷ luật trong Đảng theo tinh thần Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cần thực hiện đồng bộ một số nội dung sau:
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng nói chung, công tác đề nghị thi hành kỷ luật và quyết định thi hành kỷ luật trong Đảng nói riêng bằng các hình thức, biện pháp thích hợp để cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, cấp ủy viên, ủy viên ban cán sự đảng có nhận thức đúng, đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tác dụng của kỷ luật đảng (việc đề nghị thi hành kỷ luật, việc thi hành kỷ luật và việc chấp hành kỷ luật đảng). Từ đó thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn và chấp hành nghiêm túc khi có kết luận của UBKT hoặc của cấp ủy cấp trên về kiểm điểm xem xét trách nhiệm đề nghị thi hành kỷ luật đối với khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên cấp dưới.
Hai là, chi ủy, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ban cán sự đảng và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải nắm vững quy trình, quy định của Đảng, của cấp mình về xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật, giải quyết khiếu nại kỷ luật để thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức, cá nhân mình, nhằm giúp việc kiểm điểm, xem xét trách nhiệm và đề nghị thi hành kỷ luật của tập thể, cá nhân đảng viên, cán bộ có khuyết điểm, vi phạm đúng tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm.
Ba là, người đứng đầu chi bộ, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ban cán sự đảng phải nêu cao vai trò, trách nhiệm trong tổ chức kiểm điểm, xác định trách nhiệm của tập thể tổ chức đảng (kể cả của tổ chức mình) để điều hành, gợi mở cho cán bộ, đảng viên, cấp ủy viên, thành viên ban cán sự điểm điểm, đấu tranh phê bình, góp ý đối với tập thể tổ chức đảng, đảng viên có khuyết điểm, vi phạm một cách công tâm, khách quan, thận trọng, dân chủ, đúng mức. Đồng thời, khắc phục tình trạng nhận thức và hành động lệch lạc nêu trên để việc kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật tập thể tổ chức đảng và đảng viên đúng quy định của Đảng, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật của Đảng.
Bốn là, UBKT Trung ương, UBKT cấp trên phải tăng cường giám sát, đôn đốc tổ chức đảng, đảng viên, cấp ủy viên là thành viên của từng tổ chức đảng thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm trong việc tổ chức kiểm điểm, xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng, đảng viên có khuyết điểm vi phạm để đề nghị hình thức kỷ luật thích hợp, đúng quy trình, quy định. Những tổ chức đảng, đảng viên có nhận thức hoặc thực hiện không đúng phải kịp thời nhắc nhở, phê bình, yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục kịp thời, không để tái diễn.
Cao Văn Thống 
 Uỷ viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Một số giải pháp khắc phục bệnh lười học tập lý luận chính trị
 
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, trong mục nhiệm vụ, giải pháp nêu: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức trong toàn Đảng về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Có kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận bắt buộc hằng năm đối với cán bộ, đảng viên gắn với việc cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức mới phù hợp từng đối tượng, từng cấp, từng ngành, từng địa phương.


Học tập lý luận chính trị (LLCT) là công việc thường xuyên, lâu dài đối với mỗi cán bộ, đảng viên nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng, từ đó vận dụng vào thực tiễn cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, hiện nay ở một số nơi, một số cán bộ, việc học tập LLCT có biểu hiện sao nhãng, coi thường. Nhận diện bệnh lười học tập LLCT để có giải pháp khắc phục là công việc cần thiết hiện nay.
1. Biểu hiện và nguyên nhân của bệnh lười học LLCT
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đã chỉ ra những biểu hiện của bệnh lười học tập LLCT là: “Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”(1). Ở một số cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng LLCT hiện nay, không khó để nhận thấy những biểu hiện của căn bệnh này.
Bệnh lười học LLCT bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nhưng chủ yếu nhất là từ chính cá nhân người học. Có thể kể tới một số nguyên nhân của căn bệnh này, như:
Một là, người học không xác định được mục đích đúng đắn của việc học tập LLCT, học không vì mục đích tự thân mà vì lý do thăng tiến; học để lấy bằng cấp, để đáp ứng tiêu chuẩn được đề bạt, bổ nhiệm lên những vị trí cao hơn. Động cơ học tập không trong sáng, vì tư lợi cá nhân thì việc học không thể có chất lượng, hiệu quả.
Hai là, trong thời đại công nghệ số, truyền thông, internet phát triển nhanh, một bộ phận giới trẻ, trong đó có những cán bộ trẻ bị phân tán bởi giao lưu, chia sẻ trên internet. Những thú vui trên không gian mạng khiến nhiều người ngại đọc, ngại cầm những cuốn sách, tập giáo trình - nhất là giáo trình LLCT thường trừu tượng, khô khan; họ thích học, thi, viết luận văn theo kiểu ăn xổi, mì ăn liền…
Ba là, với nhiều học viên, trong thời gian đi học LLCT còn nhiều sức ép trước vấn đề tuổi tác, công việc, cuộc sống gia đình chi phối, không thể toàn tâm, toàn ý cho việc học. Niềm say mê, hứng thú nghiên cứu giảm sút.
Bốn là, thực tiễn luôn vận động, biến chuyển không ngừng với nhiều vấn đề mới nảy sinh, trong khi đó ở nhiều cơ sở đào tạo, bồi dưỡng LLCT vẫn còn “tự khép mình”, chậm đổi mới trong biên soạn giáo trình, tài liệu. Nhiều nội dung bị trùng lặp, lạc hậu so với thực tiễn trong và ngoài nước. Chậm cập nhật những tư tưởng lý luận mới của thời đại. Nội dung và phương pháp giảng dạy, thi cử còn nhiều bất cập. Tình trạng buông lỏng quản lý của cơ sở đào tạo; nạn chạy bằng cấp còn xuất hiện; mở lớp quá nhiều trong khi không xác định được nhu cầu thực chất của việc học… dẫn đến chất lượng giảng dạy thấp, không thu hút, thuyết phục được người nghe, gây nhàm chán, đơn điệu khiến người học ngày càng rời xa những vấn đề LLCT. Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII thẳng thắn thừa nhận: “Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, giảng dạy và học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa đáp ứng yêu cầu”(2).
V.I Lênin khẳng định: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”(3); Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: do "kém về lý luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông, nhiều cán bộ, đảng viên của ta mắc phải bệnh chủ quan, gặp mọi việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo. Không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy. Kết quả thường thất bại"(4). Vì thế, việc học tập LLCT có vai trò hết sức quan trọng; là công việc cần thiết, cấp bách, thường xuyên và lâu dài.
2. Một số giải pháp khắc phục bệnh lười học tập LLCT
Với tính chất là loại hình dạy - học đặc thù, để nâng cao chất lượng dạy học LLCT, khắc phục bệnh lười học, xem thường LLCT cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
Thứ nhất là, đối với người học, cần thấm nhuần sâu sắc lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mục đích của việc học: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”(5). Phải thường xuyên học tập, trau đồi phẩm chất chính trị, gắn việc học lý luận với thực tiễn công việc hàng ngày: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”(6). Cũng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc học LLCT không chỉ dừng ở phạm vi trường lớp mà phải nêu cao tinh thần tự học, học ở mọi nơi, mọi lúc: “học ở trường, ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân”(7).
Cần dành thời gian nghiên cứu kỹ các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nhà tư tưởng, vận dụng vào tình hình thực tiễn. Ở trên lớp, tích cực đóng góp ý kiến trong xây dựng bài học; tiếp thu bài giảng của thầy cô, ý kiến của bạn bè để có thêm những bài học kinh nghiệm cho bản thân. Gắn những tri thức thu được vào thực tiễn cuộc sống, tránh lý luận suông. Không ngừng phấn đấu, tu dưỡng đạo đức cách mạng thông qua con đường học tập.
Thứ hai là, đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng LLCT,cần phải khắc sâu những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác huấn luyện cán bộ, như: “cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều; huấn luyện từ dưới lên trên; phải gắn liền lý luận với công tác thực tế; huấn luyện phải nhằm đúng yêu cầu; huấn luyện phải chú trọng việc cải tạo tư tưởng…”(8).
Trong bối cảnh tình hình hiện nay, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cần đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ, sáng tạo khâu biên soạn giáo trình, tài liệu. Đào tạo, bồi dưỡng gắn với nhu cầu xã hội, bồi dưỡng theo các chức danh nghề nghiệp giúp người học nâng cao nhận thức, trình độ nghiệp vụ chuyên môn, gắn liền với điều kiện tự nhiên, văn hoá vùng miền. Phải thường xuyên cập nhật những tri thức mới của nhân loại.
Trong quản lý học viên, cần sự nghiêm túc, thưởng phạt nghiêm minh, đúng quy chế đào tạo. Có những kế hoạch cụ thể, thiết thực trong việc kiểm tra đôn đốc thực hiện tốt nền nếp, kỷ cương, tinh thần, thái độ học tập trên lớp, trên thư viện và đi nghiên cứu thực tiễn, viết bài thu hoạch. Cần xây dựng tiêu chí chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra trong bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý. Xây dựng môi trường văn hóa ứng xử văn minh, thân thiện để nhà trường trở thành nơi rèn luyện lý tưởng về đạo đức, phẩm chất cách mạng, đáp ứng tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đề ra: “Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy và học lý luận chính trị gắn với ứng dụng thực tế, tăng cường kiểm tra và quản lý chặt chẽ chất lượng dạy và học. Chủ động nắm bắt diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên để có chủ trương, giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả”(9).
Thứ ba là, với đội ngũ giảng viên, cần không ngừng đổi mới tư duy, phương pháp giảng dạy sao cho giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn. “Người huấn luyện của đoàn thể phải làm kiểu mẫu về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc… phải học thêm mãi”. Không chỉ truyền dạy LLCT một chiều, người thầy giỏi cần phải biết vận dụng tri thức lý luận vào thực tiễn, biết khai thác những tư liệu từ kinh nghiệm thực tiễn của người học mang đến. “Ngoài những tài liệu về chủ nghĩa Mác - Lênin, còn có những tài liệu thiết thực. Đó là những kinh nghiệm do những người đi học mang đến, kinh nghiệm thành công cũng như kinh nghiệm thất bại. Những kinh nghiệm đó đem trao đổi, gom góp lại tức là những bài học quý”.
Thứ tư là, với những nhà lãnh đạo quản lý,cần tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của việc học tập LLCT, “tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức trong toàn Đảng về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”, “Có kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận bắt buộc hằng năm đối với cán bộ, đảng viên gắn với việc cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức mới phù hợp từng đối tượng, từng cấp, từng ngành, từng địa phương”(10). Bên cạnh đó, việc cử đối tượng đi học phải công khai, minh bạch, đúng tiêu chuẩn để kịp thời động viên, khích lệ tinh thần phấn đấu của cả tập thể. Tránh sự cả nể, cử không đúng người, gây lãng phí thời gian, nhân lực, gây sự bất bình trong cơ quan, đơn vị.
Để việc học tập LLCT trở thành nhu cầu tự thân, là động lực quan trọng góp phần làm nên thành công của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải ý thức sâu sắc về trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân trước những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống. Học tập LLCT là cách để người cán bộ tự đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành, làm chủ hành động của cá nhân; để thay đổi hình ảnh của bản thân theo hướng tích cực, năng động, tiến bộ, thân thiện, gần dân, trọng dân, cùng nhân dân xây dựng thành công CNXH.
TS Nguyễn Huy Phòng
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
------
(1), (2), (9), (10) ĐCSVN: Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr28.
(3) V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr.30.
(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia,1995, t.6, tr. 233-234.
(5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.684.
(6), (7), (8) Hồ Chí Minh: Về văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 149, 119, 114-116.
            Đó là thực hiện công tác dân vận
Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng làm công tác dân vận trong đồng bào các dân tộc thiểu số.
       Hằng năm, đến ngày 15-10, cán bộ, đảng viên, nhất là những người làm công tác dân vận lại nhớ đến bài báo “Dân vận” của Bác Hồ viết cách đây 67 năm. “Dân vận” được ví như “bảo bối”,  “sách gối đầu giường” của những người làm công tác dân vận. Năm 1999, Bộ Chính trị (khóa VIII) đã quyết định lấy ngày 15-10 hằng năm là “Ngày Dân vận cả nước”.
Lâu nay, do sự phân công lao động xã hội cũng như do chia nhỏ các lĩnh vực tham mưu chuyên sâu cho các cấp ủy đảng, chính quyền, hơn nữa ở nước ta hiện nay có rất nhiều “ngày” của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, giai cấp, tầng lớp xã hội... cho nên nhiều người có ý nghĩ chưa thật đúng về công tác dân vận. Điều này đã được Bác Hồ phê bình, nhắc nhở trong bài báo “Dân vận”: “Khuyết điểm to ở nhiều nơi là xem khinh việc dân vận. Cử ra một ban hoặc vài người, mà thường là những cán bộ kém rồi bỏ mặc họ. Vận được thì tốt, vận không được cũng mặc. Những cán bộ khác không trông nom, giúp đỡ, tự cho mình không có trách nhiệm dân vận. Đó là sai lầm rất to. Rất có hại”. Tình trạng đại loại như điều Bác Hồ nói trên đây, đến nay vẫn xảy ra ở nơi này, nơi khác. Vậy những ai có trách nhiệm dân vận? Cũng trong bài báo “Dân vận” Bác Hồ đã nói rất rõ điều này: “Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và hội viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt, Việt Minh, v.v...) đều phải phụ trách dân vận”.
Điều mang tính quy luật và nguyên tắc là một khi Đảng đã giành được chính quyền và giữ vai trò lãnh đạo chính quyền thì các tổ chức, cấp ủy đảng phải đổi mới sự lãnh đạo của mình, nhất là đối với Nhà nước để làm sao vẫn giữ vững vai trò lãnh đạo nhưng không làm thay, không “lấn sân”, ôm đồm. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội “bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên”. Có nghĩa là trong các yếu tố trên có chức năng, nhiệm vụ của công tác dân vận của Đảng. Các cấp chính quyền, các tổ chức, cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị này đều có trách nhiệm dân vận.
Đối với người dân một nước đã có chính quyền, do mình làm chủ thì các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, cán bộ, công chức, đảng viên làm việc ở đây được ví như “đầy tớ”, “công bộc” của dân, còn dân là “người chủ”. Ngay từ những ngày đầu thành lập Chính phủ, Bác Hồ đã nói Chính phủ là “đày tớ chung của dân, từ Chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải là để thăng quan, phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”.
Thực tế, những năm qua, ở nhiều nơi, trong nhận thức cũng như việc làm lại có những hiện tượng ngược lại. Cơ chế xin - cho là biểu hiện của sự ban phát: Có người xin và có người cho. Người “xin” ở đây là người dân, những cơ quan, tổ chức đại diện cho người dân ở cấp dưới. Người “cho” ở đây là các cấp chính quyền, các cơ quan nhà nước. Thường thì mọi quan hệ cho - nhận là mối quan hệ không dựa trên nghĩa vụ và quyền lợi mà dựa trên sự hảo tâm đầy cảm tính và tùy tiện. Về bản chất chế độ ta, Chính phủ là người dân cử ra. Tiền lương, mọi chi phí cho bộ máy, phương tiện làm việc, đi lại của bộ máy hành chính lấy từ nguồn thuế của người dân và những tài sản quốc gia từ khai thác tài nguyên thiên nhiên. Chính phủ khi tạo ra của cải vật chất thông qua điều hành, quản lý sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ thì của cải đó thuộc về ông chủ, tức người dân. Nhưng vì sao khi những người đày tớ làm thất thoát hàng chục, hàng trăm nghìn tỷ đồng thì “người đày tớ” vẫn không bị “đuổi việc” không bị bồi thường? Nhiều cán bộ, đảng viên không gương mẫu mà còn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực... chính là phản dân vận. Bởi vì với người dân, dân vận trước hết là hành động nêu gương của cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, người dân, từ chỗ là ông chủ lại trở thành người phụ thuộc và phải đi xin chính quyền, cơ quan nhà nước những cái mà lẽ ra thuộc về quyền của người dân được hưởng. Người dân trở thành người lệ thuộc và mỗi lần đến cơ quan công quyền thường lo sợ vì cứ nghĩ là mình phải đi “xin” và là người “chịu ơn” các cơ quan công quyền, cũng như những cá nhân thực thi công vụ ở đó. Những cơ quan công quyền, cán bộ công chức ở nhiều nơi trở thành tổ chức, những người ban phát cho dân.
Thủ tướng của nhiệm kỳ Chính phủ mới sớm nhận ra những điều vô lý và trái ngược với quan điểm “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Ngay sau khi được bầu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát đi thông điệp: “Chính phủ Trung ương cũng như chính quyền các địa phương phải chuyển từ cơ quan quản lý sang cơ quan kiến tạo, phục vụ dân”; Việc tuyển chọn, bổ nhiệm là để tìm ra người tài chứ không phải tìm người nhà”; “Chính phủ phục vụ chứ không phải Chính phủ hưởng thụ” v.v... Thời gian quan, dư luận xã hội rất hoan nghênh những lời nói cương quyết và việc xin lỗi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ vì đoàn xe tháp tùng đi vào đường dành cho người đi bộ. Có người cho rằng, là người đứng đầu Chính phủ, không cần quan tâm xử lý đến những vấn đề nhỏ. Thủ tướng khẳng định: “Chính phủ phải quán xuyến cả việc lớn và việc nhỏ”. “Vụ phá rừng Pơ mu Quảng Nam, Tân Kỳ- Nghệ An, Lâm Đồng ai phải chịu trách nhiệm? Biết bao việc người dân mong chờ chúng ta phải hành động... Tôi phát biểu trước Quốc hội về việc chăm lo nhà vệ sinh ở trường học và đừng nghĩ đây là chuỵên nhỏ vì đây là việc thiết thực cho con em chúng ta. Việc nhỏ mấy mà thiết thực với con em thì phải làm đến cùng, làm cho tốt”. Nhớ lời Bác Hồ nói chuyện với đồng bào tỉnh Nghệ An năm 1961: “Tất cả mọi việc, Đảng phải lo (....). Ngay đến cả tương, cà, mắm muối của dân, Đảng đều phải lo”. Những lời nói và hành động quyết liệt của người đứng đầu Chính phủ hiện nay như là một hành động nêu gương: Nói đi đôi với làm. Và như thế cũng là công tác dân vận của Đảng. Bởi vì đối với nhân dân ta “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.
Thanh niên với học tập và làm theo tấm gương, phong cách Hồ Chí Minh “nói đi đôi với làm”
6:58' 18/9/2017
Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội” (1). Để xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng đó, thanh niên cần phải không ngừng rèn luyện đạo đức cách mạng, đặc biệt phải luôn thực hành “nói đi đôi với làm” theo tư tưởng Hồ Chí Minh. "Nói đi đôi với làm” là việc làm thường xuyên trong suốt cuộc đời của mỗi người. Nói đi đôi với làm là nguyên tắc đầu tiên trong ba nguyên tắc đạo đức cách mạng theo quan điểm của Hồ Chí Minh: nói thì phải làm, xây đi cùng với chống và tu dưỡng đạo đức suốt đời. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nói đi đôi với làm gồm ba nội dung:


Nói đúng chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Nghĩa là phải nắm vững đường lối cách mạng của Đảng trong toàn bộ tiến trình cách mạng và được cụ thể hóa trong từng giai đoạn. Nắm vững đường lối cách mạng để thực hiện cho đúng, để tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân làm theo. Phải rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng để có niềm tin vào mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, dù trải qua những tình huống phức tạp, những bước ngoặt hiểm nghèo, trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng xã hội tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. 
Để nói đúng quan điểm, đường lối của Đảng, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên phải nghiêm túc nghiên cứu, học tập lý luận Mác- Lênin, nghị quyêt của Đảng. Hồ Chí Minh coi lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi.
Nói đi đối với làm, tránh “nói một đằng làm một nẻo”
Theo Hồ Chí Minh, lời nói đi đôi với việc làm, nói được làm được, sẽ mang lại những hiệu quả lớn, được nhiều người hưởng ứng và làm theo. Khi đề ra công việc, phải tránh cách nói chung chung, đại khái và khó hiểu. Khi nói cần phải cụ thể, thiết thực, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó.
Không được nói một đằng làm một nẻo. Nếu chính mình tham ô mà bảo người khác liêm khiết thì không được. Nếu nói rằng phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư mà bản thân lại lười biếng, không hoàn thành những công việc được giao, luôn tìm cách tham ô tiền của nhà nước và nhân dân, không tiết kiệm, sống hoang phí, xa hoa trong khi cuộc sống của đại đa số nhân dân còn nhiều thốn thốn...thì những lời nói đó sẽ không có tác dụng giáo dục.
Để chống việc nói một đằng làm một nẻo cần xác định rõ trách nhiệm của mình. Mỗi người, mỗi ngành, mỗi giới, mỗi tầng lớp nhân dân đều có những công việc, nhiệm vụ cụ thể, phải đi sâu, đi sát, kiểm tra đôn đốc kết quả thực hiện những công việc đề ra.
Hứa là phải làm
Lời hứa có giá trị khi đi liền với việc làm cụ thể. “Làm” ở đây chính là hành động, là hoạt động thực tiễn, là tổ chức thực hiện, đưa chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, từ việc nhỏ đến việc lớn mang ý nghĩa thiết thực. Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên đã nói thì phải làm, “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước” (2).
Hồ Chí Minh yêu cầu “Đảng phải luôn xét lại những nghị quyết và chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng” (3).
Hồ Chí Minh cho rằng với trình độ giác ngộ và dân trí ngày càng cao, không phải cứ nghe cán bộ nói là quần chúng sẽ làm theo mà họ xem việc cán bộ làm. Cán bộ, đảng viên “cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh... phải thật thà nhúng tay vào việc” (4).
Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đã sản sinh ra lớp thế hệ thanh niên ưu tú, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần, với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Họ là những con người đã góp phần làm nên những thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Kế thừa những thành quả cách mạng của thế hệ cha anh, lớp thanh niên ngày nay có những thuận lợi: Được sống trong một môi trường hòa bình và một môi trường bảo đảm cho sự phát triển toàn diện. Thanh niên được thừa hưởng những thành quả của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và công cuộc đổi mới đất nước; được cống hiến và trưởng thành trong sự ổn định về chính trị, sự phát triển vững chắc của kinh tế xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện.
Trong đấu tranh cách mạng, Đảng, Bác Hồ đã giành cho thanh niên những đánh giá rất có ý nghĩa và quan trọng, khẳng định vị trí, vai trò của thanh niên. Bước sang thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng ta tiếp tục thể hiện niềm tin sâu sắc vào thế hệ thanh niên Việt Nam, là lực lượng đi đầu trong cuộc đấu tranh chống nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Những lợi thế này là hành trang giúp thanh niên vững bước tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi mà thanh niên được thừa hưởng, họ còn phải đứng trước rất nhiều khó khăn và thử thách:
Những biến động của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, cùng với mặt trái của kinh tế thị trường đang làm biến đổi nhiều mặt của đời sống xã hội, tác động đến đạo đức, lối sống, nhân cách của thanh niên.
Bên cạnh đó, sự chống phá của các thế lực thù địch bên ngoài, các âm mưu xóa bỏ những thành quả của chế độ xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mục tiêu của các thế lực thù địch là luôn nhằm vào thanh niên, coi đây là đối tượng dễ lung lạc và dùng các thủ đoạn kinh tế, chính trị, văn hóa tác động làm biến chất, tạo mầm mống chống chế độ; ra sức lôi kéo, tha hóa thanh niên, kích động thanh niên tham gia các hoạt động gây mất ổn định tình hình an ninh, chính trị đất nước.
Dưới tác động của toàn cầu hóa, sự gia tăng của các tệ nạn xã hội, những sản phẩm độc hại phi văn hóa bằng nhiều con đường, nhất là qua internet tác động trực tiếp, liên tục với cường độ cao đến lối sống, nếp sống của thanh niên, tạo sức ép, gây nhiều khó khăn, phức tạp cho việc bảo vệ, phát huy văn hóa dân tộc trong giới trẻ.
Những thách thức này đã dẫn đến hệ quả một bộ phận không nhỏ thanh niên trong xã hội có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, rơi vào lối sống thực rụng, buông thả, ích kỉ, xa rời truyền thống văn hóa của dân tộc. Một bộ phận khác, bị hoang mang, giao động trước những thế lực thù địch đang âm mưu chống phá cách mạng. Thực tế, hiện nay một thực trạng nữa đang tồn tại trong hầu hết thanh niên là xa đà vào lối “sống ảo”, bị vô cảm trước đồng loại. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “nói đi đôi với làm” trong thanh niên càng trở nên quan trọng.
Trong hơn 30 năm đổi mới, một thế hệ thanh niên mới đã ra đời và trưởng thành. Tiếp bước tinh thần “Ba sẵn sàng” của thế hệ cha anh, theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”, thanh niên ngày nay với tinh thần tích cực, chủ động sáng tạo, không ngại khó khăn, gian khổ, là lực lượng đi đầu, thổi bùng lên ngọn lửa tình nguyện vì cộng đồng. Phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”, “Học vì ngày mai lập nghiệp”, Thanh niên tình nguyện”, “Hiến máu nhân đạo” đã và đang thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia.
Với những đóng góp to lớn của thanh niên với  sự phát triển của đất nước, hằng năm, Trung ương Đoàn và Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam đã trao giải thưởng cho gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu trong các lĩnh vực: học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, doanh nhân, quốc phòng, an ninh trật tự, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và các hoạt động xã hội.
Đó là bạn Nguyễn Thế Hoàn (sinh năm 1997)- Sinh viên ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, một tấm gương về ý chí và nghị lực vượt khó cho bao thế hệ thanh niên Việt Nam. Sinh ra tại mảnh đất Thái Bình, trong hoàn cảnh gia đình khó khăn: bố mẹ làm ruộng, nhưng ngày từ nhỏ Hoàn đã rất chăm chỉ, chịu khó, đạt thành tích cao trong học tập. Thương bố mẹ, quyết tâm của cậu học trò nhỏ ngày càng cao, trong đợt thi vào Trung học phổ thông em đã thi đỗ ba trường: THPT chuyên Sư phạm Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và chuyên Thái Bình. Thành tích của Hoàn là niềm tự hào với bố mẹ nhưng cũng đặt lên vai bố mẹ em gánh nặng. Với quyết tâm giúp con thực hiện niềm đam mê của mình, cha mẹ em đã theo con lên Hà Nội làm nghề phụ hồ để có tiền nuôi con ăn học. Thời gian đầu, chưa tìm được việc, cha Hoàn phải làm đủ việc, ai thuê gì làm nấy. Thương bố mẹ, Hoàn thường nhịn bữa sáng đến trường và ăn thật tiết kiệm vào hai bữa còn lại. Vượt lên hoàn cảnh, không phụ sự kì vọng của bố mẹ, trong kì thi Olympic Toán học quốc tế tổ chức tại Nam Phi năm 2014, em đã đoạt hai huy chương vàng và vinh dự trở thành một trong 10 gương mặt trẻ Thủ Đô tiêu biểu. Ngoài ra, Hoàn còn được nhận nhiều bằng khen và học bổng khác như: Học bổng Hoa phong lan của Quỹ học bổng Hoa phong lan, Singapore; Học bổng Trường Đại học New South Wales; Học bổng chương trình trọng điểm Quốc gia Phát triển Toán học giai đoạn 2010-2020; Học bổng chương trình “Tiếp sức tài năng trẻ”của Trung Đoàn.
Đó là bạn Nguyễn Thủy Tiên (sinh 1988) có nhiều đóng góp trong hoạt động xã hội. Thủy Tiên là người đồng sáng lập, quản lý Mạng lưới ung thư vú Việt Nam. Để có thành công này, ít ai biết câu chuyện đau thương đầy xúc động của hai chị em Tiên. Tiên tốt nghiệp đại học luật (Trường Đại học Đà Lạt), dự định lập nghiệp tại Đà Lạt. Được tin Chị gái là Nguyễn Khánh Thương- giảng viên Trường Đại học Khoa học xã hội Nhân văn bị ung thư vú. Tiên đã từ bỏ tất cả, ra Hà Nội chăm sóc và cùng chị gái chiến đấu với căn bệnh quái ác này. Quặn lòng khi nhìn thấy chị gái phải gồng mình chống chọi với những cơn đau, những đợt xạ trị, hóa chất định kì. Thương chị, Tiên đã quyết định cạo tóc để chị không thấy đơn độc, buồn tủi. Hàng ngày, chứng kiến những người phụ nữ khác cũng phải gánh chịu căn bệnh này, hai chị em đã quyết tâm, lên mạng tìm mọi thông tin, liên kết sáng lập và điều hành Mạng lưới ung thư vú ở Việt Nam. Năm 2015, chị gái cô qua đời, vượt qua cú sốc, Tiên càng quyết tâm duy trì mạng lưới này, tiếp tục ước mơ được làm nhiều việc hơn nữa cho những người phụ nữ mắc bệnh ung thư vú. Cho đến nay, mạng lưới đã tổ chức được nhiều chương trình có ý nghĩa thiết thực: “Ngày chiếc nơ hồng năm 2013; "Vượt qua nỗi sợ hãi năm 2014"... Đặc biệt, trong năm 2015, Mạng lưới ung thư vú Việt Nam là tổ chức duy nhất của Việt Nam tham dự Hội nghị Cải thiện hành động phòng chống ung thư do AEEPO tổ chức tại Bali, Indonesia... Với những đóng góp của mình, Tiên nhận được giải thương gương mặt trẻ triển vọng, Giải thưởng tình nguyện Quốc gia năm 2014.
Trong lĩnh vực lao động sản xuất, doanh nhân, Phan Thanh Sang (sinh năm 1984)- Chủ trang trại hoa lan Ysaorchid, Đà Lạt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt, là tấm gương thanh niên vừa làm kinh tế giỏi, vừa tham gia các hoạt động Đoàn, Hội tại địa phương.
Từ một cậu sinh viên trường Đại học Nông nghiệp, với sở thích trồng hoa lan, Sang đã tìm tòi, nghiên cứu và lai được nhiều giống lan quý, có giá hàng tỷ đồng, tạo điều kiện cho lao động địa phương. Lúc đầu, công việc này với anh rất khó khăn vì là sinh viên phải vừa học, vừa làm, tay nghề, vốn đầu tư đều chưa có. Quá trình lai tạo các giống lan rất dài và gặp nhiều khó khăn phụ thuộc vào: nhiệt độ, khí hậu...Có những lúc anh thất bại, cảm thấy nản nhưng với lòng quyết tâm, sau khi tốt nghiệp anh vẫn theo đuổi ước mơ của mình. Sang bắt đầu đầu tư thời gian tự học hỏi, tự nhân ra các loại giống Lan với các mùi hương khác nhau. Sự nỗ lực đã mang lại thành công cho anh. Hiện anh là Phó Chủ tịch Hiệp hội hoa Đà Lạt, có nhiều đóng góp trong việc giúp đỡ người dân địa phương phát triển kinh tế. Năm 2015, anh được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trong Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Lâm Đồng; Top 20 đại biểu được tuyên dương tại Đại hội tài năng trẻ toàn quốc; Bằng khen của UBND tỉnh các năm 2009, 2010, 2013, 2015; Bằng khen của Trung ương Hội LHTN Việt Nam năm 2014...
Còn rất nhiều những tấm gương thanh niên khác trong toàn quốc, bằng sức trẻ, sự nỗ lực của bản thân, đang không ngừng cố gắng vươn lên, góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của thanh niên Việt Nam.
Để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về “nói đi đôi với làm” có hiệu quả, theo tôi, thanh niên cần:
Thứ nhất, tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, bồi đắp lý tưởng cách mạng. Thanh niên phải rèn luyện để có lập trường tư tưởng vững vàng, có lòng yêu nước, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; đấu tranh chống lại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và các tiêu cực, tệ nạn xã hội…
Thứ hai, rèn luyện đạo đức cách mạng, thực hành cần- kiệm- liêm- chính- chí công- vô tư.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì cũng không lợi gì cho con người”(5).
Để rèn luyện đạo đức cách mạng thì trước tiên thanh niên phải kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Bởi, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chủ nghĩa cá nhân là một thứ vi trùng rất độc, do đó mà sinh ra các bệnh rất nguy hiểm: Bệnh tham lam, bệnh lười biếng, bệnh kiêu ngạo, bệnh hiếu danh, bệnh thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, óc thực dụng, óc lãnh tụ. Chủ nghĩa cá nhân việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết. Họ không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình” (6).
Thanh niên phải có một đời tư trong sáng, phải là tấm gương sáng trong cuộc sống. Nếu đoàn viên, thanh niên không có đời tư trong sáng thì sẽ không thuyết phục, vận động được nhân dân trong các phong trào cách mạng.
Thứ ba, thanh niên cần tích cực học tập và tự học để nâng cao trình độ, mang tài năng, trí tuệ cống hiến, phục vụ Tổ quốc. Đây được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, là quyền lợi, nghĩa vụ đối với mỗi người thanh niên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó”(7)
Thứ tư, phát huy hơn nữa tinh thần xung kích của tuổi trẻ “Đâu cần thanh niên có, việc khó có thanh niên”, tích cực tham gia các công tác xã hội; luôn hoàn thành và đi đầu trong mọi nhiệm vụ với tinh thần nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, giàu mạnh
“Nói đi đôi với làm” là một phẩm chất sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nguyên tắc này đến nay vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn. Để có một xã hội ngày càng tốt đẹp, tất cả mọi người được hưởng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc thì lối sống mình vì mọi người cần được phát huy, nguyên tắc “Nói đi đôi với làm” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Đặc biệt, thế hệ thanh niên càng phải cố gắng xây dựng và thực hành tốt nếp sống “nói đi đôi với làm” để làm nền tảng cho sự thành công trong cuộc sống, và xứng đáng với niềm tin, sự kì vọng của Đảng, Nhân dân và Bác Hồ kính yêu về vị trí, vai trò của thanh niên
---------------------
(1) ĐCSVN: Nghị quyết hội nghị Trung ương 7, khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2008, trang 7.
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia,  Hà Nội, 2011, tập 5, tr.126.
(3)Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, tập 5, tr.290.
(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, t.6, tr.233.
(5)Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, tập 11, tr.399
(6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, tập 5, tr.295.
(7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, tập 5, tr.216.

Để ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện "Tự diễn biến", "Tự chuyển hóa" trong nội bộ Đảng
 
Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ thực sự là vấn đề cấp bách đối với sự mất còn của Đảng, của chế độ. Đây không chỉ là một đợt sinh hoạt chính trị thường xuyên nhằm quán triệt, triển khai nghị quyết Trung ương theo chế độ quy định mà còn với ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt như một đợt “chỉnh huấn”, “chỉnh Đảng” mà Đảng ta và Bác Hồ đã tiến hành vào những năm 1952, 1961 và 1965.


Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác xây dựng đảng trong những năm qua còn nhiều hạn chế, bất cập, trong đó có những khuyết điểm kéo dài không được khắc phục triệt để, có những yếu kém, khuyết điểm không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng. Đảng ta đã thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém, bất cập và nguyên nhân; xác định những chủ trương, biện pháp khắc phục.Tuy vậy, kết quả chưa đạt mục tiêu, yêu cầu, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh từ những yếu kém trong công tác xây dựng đảng, trở thành những vấn đề bức xúc của xã hội, đang làm giảm sút năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, làm suy giảm uy tín, thanh danh của Đảng, ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ. Trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) đã ra Nghị quyết về “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”Đồng thời Đảng ta xác định yêu cầu, nhiệm vụ là tiếp tục thực hiện 10 giải pháp cơ bản mà Đại hội XII đã đề ra; “trong đó nhấn mạnh phải kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, với trọng tâm là đấu tranh: ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”[1].

Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ thực sự là vấn đề cấp bách đối với sự mất còn của Đảng, của chế độ. Đây không chỉ là một đợt sinh hoạt chính trị thường xuyên nhằm quán triệt, triển khai nghị quyết Trung ương theo chế độ quy định mà còn với ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt như một đợt “chỉnh huấn”, “chỉnh Đảng” mà Đảng ta và Bác Hồ đã tiến hành vào những năm 1952, 1961 và 1965.

Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) đẩy mạnh việc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cần thực hiện tốt một số vấn đề sau đây:

Một là, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, luật pháp, giữ nghiêm kỷ luật của Đảng, kỷ cương phép nước.

Hiện nay, hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách của Nhà nước và của các cấp, các ngành, địa phương có nhiều nội dung đã lạc hậu, không còn phù hợp, trong khi thực tiễn cuộc sống đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mới phải giải quyết. Việc chậm đổi mới, bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, luật pháp là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng tham ô, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực, tệ nạn xã hội. Chính vì vậy, để góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, Đảng và Nhà nước ta cần lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt việc nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện, ban hành các chế độ chính sách, hoàn thiện cơ chế, luật pháp, các văn bản pháp luật,... làm căn cứ để cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành các cơ quan, đơn vị chấp hành nghiêm đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hạn chế đến mức thấp nhất những hạn chế, sơ hở có thể lợi dụng, tạo ra môi trường lành mạnh để mỗi cán bộ, đảng viên tu dưỡng, phấn đấu, tiến bộ, trưởng thành.

Hai là, thực hiện tự phê bình và phê bình trong Đảng nghiêm túc, trung thực từ trên xuống dưới, có hiệu quả cao, kết luận rõ ràng, xử lý nghiêm minh.

Tự phê bình và phê bình là “bài thuốc” hiệu nghiệm trong đấu tranh ngăn chặn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ của cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, trong tiến hành tự phê bình và phê bình phải công tâm, khách quan, mỗi người phải thành khẩn, thật thà tự phê bình và phê bình, không trốn tội, chạy tội và không đổ tội cho tập thể, cho đồng chí, đồng đội. Cần kiên quyết khắc phục hiện tượng nể nang, “dĩ hòa vi quý”, đùn đẩy trách nhiệm, vì lợi ích cá nhân, cục bộ, phe nhóm mà bao che khuyết điểm cho nhau. Theo đó, cấp trên phải gương mẫu với cấp dưới; đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt phải làm gương cho đảng viên thường; quần chúng. Kiểm điểm tự phê bình và phê bình là nhằm phát huy ưu điểm, tìm ra khuyết điểm, hạn chế để sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ.

Vì vậy, khi tiến hành tự phê bình và phê bình phải kết luận rõ ràng với mỗi cán bộ, đảng viên mức độ, dấu hiệu suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ để xem xét các hình thức kỷ luật về Đảng và xử lý về chính quyền nhằm làm trong sạch bộ máy của Đảng, loại khỏi đội ngũ những đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, không có trường hợp ngoại lệ, không có vùng cấm.

Ba là, tạo sự đồng thuận của nhân dân.

Một trong những nguyên lý xây dựng Đảng Cộng sản là Đảng phải chăm lo củng cố mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân. Nhân dân là động lực của cách mạng, sức mạnh của Đảng. Vì vậy, trong hoạt động lãnh đạo và công tác xây dựng đảng, Đảng phải luôn dựa vào nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân. Riêng đối với việc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng của một bộ phận cán bộ, đảng viên càng phải dựa vào nhân dân, tạo được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân.

Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, đội ngũ cán bộ chủ trì, chủ chốt các cấp nói riêng, do thường xuyên tiếp xúc với nhân dân nên nhân dân biết rất rõ chất lượng đội ngũ cán bộ, ai là đảng viên trung kiên, mẫu mực, ai là người có biểu hiện về suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, quan liêu, tham ô, tham nhũng, lãng phí. Đồng thời, thông qua nhiều nguồn tin khác nhau, nên nhân dân biết rất rõ mối quan hệ xã hội của đội ngũ cán bộ, đảng viên và gia đình của họ.

Bốn là, thường xuyên làm tốt công tác giáo dục, quản lý, rèn luyện, nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp.

Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng không chỉ có ý nghĩa trực tiếp, trước mắt mà còn có ý nghĩa cơ bản, lâu dài trong đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng.

Trong điều kiện phát triển kinh thế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, các mối quan hệ xã hội của mỗi người dân, của cán bộ, đảng viên ngày càng mở rộng, đan xen, bị chi phối bởi nhiều quan hệ lợi ích rất đa dạng, phức tạp. Do đó, cùng với công tác giáo dục, rèn luyện, cần làm tốt công tác quản lý cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì, chủ chốt nhằm ngăn chặn các nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng của cán bộ, đảng viên.

Đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu tổ chức đảng và chính quyền cùng cấp phải mẫu mực trong tự giáo dục, tự quản lý và rèn luyện bản thân, cần kiên quyết khắc phục những biểu hiện cậy chức, cậy quyền mà đặt mình cao hơn tổ chức, ngoài sự quản lý, rèn luyện của tổ chức. Nếu không ghép mình vào tổ chức sẽ sinh ra tự do tùy tiện, kém ý thức học tập, rèn luyện dẫn đến sa ngã, “tự diễn biến”, “tự suy thoái”

Đẩy mạnh đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng hiện nay sẽ góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, góp phần đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.


[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr. 36.
Thiếu tướng, PGS, TS. Nguyễn Bá DươngỦy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Nhân văn, Bộ Quốc phòng

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

  Chữ Cần của Hồ Chí Minh - Từ lời nói đến hành động !

      Cần cù, siêng năng là nguồn gốc của văn minh và tiến bộ xã hội. Để sinh tồn và phát triển, dân tộc nào cũng phải cần cù nhưng do điều kiện sống khó khăn, cần cù trở thành một giá trị đạo đức cơ bản của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đưa ra một hệ thống quan điểm sâu sắc về cần: Từ khái niệm, vai trò, nội dung biểu hiện đến phương pháp tu dưỡng. Đặc biệt, Hồ Chí Minh không chỉ nói nhiều, nói hay về cần mà còn là tấm gương thực hành chữ cần một cách bền bỉ, trung thực nhất.

Chữ Cần của Hồ Chí Minh - Từ lời nói đến hành động
Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ cách mạng bàn nhiều về đạo đức và bản thân Ngườilà biểu tượng cao quý của đạo đức cách mạng. Hiện nay, khi đất nước đang đứng trước yêu cầu “chấn hưng” về đạo đức, phẩm chất hàng đầu mà mỗi người cần có, người cán bộ, đảng viên càng phải cóchính là sự cần cù, siêng năng. Việc tìm hiểu tư tưởng và sự thực hành chữ cần của Hồ Chí Minh rất phù hợp với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khóa XII (15-5-2016) về việc mở rộng nội hàm học tập di sản Hồ Chí Minh: Học từ tư tưởng đến đạo đức và phong cách.
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về cần
Khi nói về đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh đề cập đến cầnnhiều nhất. Trong tác phẩm Đường cách mệnh, ở mục“Tư cách một người cách mệnh”, Người đặt phẩm chất cần, kiệm lên đầu tiên. Năm 1947, trong tác phẩm Đời sống mới, Hồ Chí Minh khẳng định: Thực hiện đời sống mới chính là thực hiện Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Năm 1949, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang ở giai đoạn rất cam go mà một số cán bộ mắc những căn bệnh của chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm Cần Kiệm Liêm Chính, trong đó có một mục riêng bàn về chữ cần để giáo dục cán bộ. Trong Di chúc, Người cũng yêu cầu cán bộ, đảng viên phải thực sự cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Người còn đặt tên cho một số cán bộ gần gũi ở bên là “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”như gửi vào đó thông điệp chính trị và niềm mong mỏi.
Hồ Chí Minh đã luận giải về cầnmột cách sâu sắc và hệ thống: Người nêu định nghĩangắn gọn: “Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai”(1). Nói đến cầnlà nói đến thái độ nghiêm túc trong công việc và hiệu quả do cần mang lại thì vô cùng to lớn. Nếu con người ta biết cần“thì việc gì, dù khó mấy cũng làm được”(2).
Tiếp đó, Hồ Chí Minh chỉ ra nội dung biểu hiện của cần trong thực tiễn. Trong xã hội loài người, do sự phân công lao động, mỗi con người đảm đương những công việc khác nhau nhưng muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì ai ai cũng phải siêng năng, chăm chỉ.
Trước hết, con người ta phải cần cù, chăm chỉ trong lao động. Hồ Chí Minh định nghĩa: “Cần là thi đua sản xuất cho mau, cho tốt, cho nhiều”(3). Nói đến cần cù là nói đến lao động. Sinh sống trên mảnh đất hẹp, thiên nhiên khắc nghiệt, con người Việt Nam luôn ý thức rõ “tay làm, hàm nhai, tay quai miệng trễ”và từ đó, họ ý thức về chữ cần như một phẩm hạnh thiết yếu nhất của con người. Những câu tục ngữ như “Có công mài sắt, có ngày nên kim”,“Kiến tha lâu cũng đầy tổ”đã ca ngợi tinh thần lao động bền bỉ.
Với phương pháp luận duy vật lịch sử, các nhà kinh điển Mác - Lênin cũng khẳng định: “Lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”(4). Kế thừa truyền thống cần cù, bền bỉ trong lao động của dân tộc Việt Nam và quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã khẳng định giá trị phổ quát của lao động: “Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, là nhờ lao động. Xây nên giàu có, tự do, dân chủ cũng là nhờ lao động. Trí thức mở mang cũng là nhờ lao động (lao động trí thức). Vì vậy, lao động là sức chính của sự tiến bộ loài người. Cũng là sức mạnh của sự giải phóng dân tộc”(5). Trong điều kiện nước nhà còn nghèo khó về kinh tế, Người chỉ rõ: “Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải có tinh thần tự lực cách sinh, cần cù lao động. Phải cố gắng sản xuất”(6). Từ nhu cầu tất yếu của tồn tại xã hội, từ đặc thù của điều kiện kinh tế và nhiệm vụ nặng nề của cách mạng Việt Nam, cần cù, siêng năng trong lao động trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mỗi công dân Việt Nam. Để thúc đẩy tính tích cực của nhân dân trong lao động, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta. Trong xã hội ta, không có nghề nào là thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ”(7). Trước đây, do ảnh hưởng của quan điểm Nho giáo phân biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay, nên người xưa coi trọng cần học, cần chínhmà coi rẻ cần lao. “Vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao”(mọi việc đều thấp hèn, chỉ có đọc sách là cao thượng) là thế. Ngày nay, trong chế độ mới, không có nghề nào là thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại, cướp công của người khác mới đáng xấu hổ. Theo Hồ Chí Minh “bất cứ nấu bếp, quét nhà hay làm chủ tịch, đều phải lao động cả, làm gì ích nước lợi dân là vẻ vang”(8).
Hồ Chí Minh nhấn mạnh: cần không có nghĩa là làm cho có, cứ làm mà không quan tâm đến kết quả. Sự miệt mài một cách vô thức, không hiệu quả chưa phải là cần. Cầnphải đi đôi với kế hoạch khoa học. Mọi vấn đề như việc gì làm trước, các bước tiến hành ra sao, đặt ai vào việc gì để người lao động phát huy được hết sở trường của mình... đều phải được trù tính và phân công hợp lý. Kế hoạch tốt sẽ giúp con người lao động “không hao thì giờ, tốn lực lượng, mà việc lại mau thành”(9). Cần cù cũng phải đi liền với sáng tạođể đạt được năng suất cao. Cần mà không có trí tuệ, “lao động chân tay không có trí óc thì đó là người lao động bán thân bất toại”(10). Mặt khác, chính sự cần cù, siêng năng, chuyên tâm sẽ là mảnh đất màu mỡ để tài năng, sáng kiến trong mỗi con người nảy nở. Vì thế, theo Người, cần cù và kế hoạch, cần cù và trí tuệ, cần cù và hiệu quả là những vấn đề không thể tách rời.
Lịch sử của dân tộc Việt Nam trước hết là lịch sử của các cuộc chiến tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc. Nếu các dân tộc khác chỉ cần siêng năng làm lụng, tích cóp làm giàu thì người Việt Nam buộc phải cần cù, siêng năng, kiên nhẫn cả trong chiến đấu. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân kiên quyết “đánh bao giờ địch bại, địch cút”(11); trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Người khẳng định ý chí sẵn sàng chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa... Khi Hồ Chí Minh tuyên bố “hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi”thì đó chính là tinh thần cần cù và kiên quyết trong chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc của mỗi con người Việt Nam. Đối với bộ đội, chiến sỹ - những người phải trực tiếp cầm súng chiến đấu thì sự cần cù trong luyện tập rất quan trọng. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Bộ đội cũng ví như con dao, cái súng, không lau chùi luôn sẽ hỏng. Chăm tập luyện sẽ tiến bộ”(12). Nguyên tắc “thao trường đổ mồ hôi, chiến trường đỡ đổ máu” là môi trường rèn luyện sự cần cho chiến sĩ.
Hồ Chí Minh luôn yêu cầu mọi cán bộ, nhân dân phải cần cù trong học tập. Người nói: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời... Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”(13). Vì thế, mỗi con người đều phải có ý thức học suốt đời, học ở mọi nơi: Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân. Trong cuộc sống, ai muốn trở thành người hiểu biết, tinh thông nghiệp vụ thì đều phải cần cù học tập nhưng đặc biệt, “người cách mạng phải học suốt đời, học lý luận, học quần chúng, học thực tế. Người không học thì như đi ban đêm không có đèn, không có gậy, dễ vấp té”(14). Tức là với người cán bộ, cần họcvà cần chínhhòa quyện làm một. Họ phải học để làm gương cho nhân dân và học để có đủ tri thức phục vụ nhân dân.
Đối tượngthực hành chữ cần trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng. Xưa kia, do nền sản xuất tiểu nông mang tính riêng lẻ và manh mún, ông cha ta chỉ nhấn mạnh chữ cần trong phạm vi cá nhân. Ngày nay, Hồ Chí Minh yêu cầu “mọi người đều phải Cần, cả nước đều phải Cần”(15),bởi nếu có một người lười biếng, một địa phương lười biếng, một ngành lười biếng thì công việc chung của hàng ngàn, hàng vạn người khác đều bị ảnh hưởng. Ngược lại, nếu “cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu”(16). Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đối tượng thực hành chữ cần là toàn dân nhưng trước hết cán bộ phải làm gương. Khi căn dặn cán bộ thực hành chữ cần, Hồ Chí Minh nói rõ: “Phải nhớ rằng: Dân đã lấy tiền mồ hôi, nước mắt để trả lương cho ta trong những thì giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân”(17), là “ăn trên ngồi chốc”trên mồ hôi, nước mắt của dân, là vô cảm trước nỗi thống khổ của nhân dân.
Cùng với việc nêu rõ vai trò, nội dung, đối tượng của cần, Hồ Chí Minh đã chỉ ra phương pháp thực hiện cần:
Thứ nhất, Hồ Chí Minh cho rằng “cầnvà chuyênphải đi đôi với nhau. Chuyên nghĩa là dẻo dai, bền bỉ. Nếu không chuyên, nếu một ngày cầnmà mười ngày không cầnthì cũng vô ích”(18). Cũng như trong việc tu thân, tốt một ngày, một tháng, một năm chưa làm nên cái tốt một đời nhưng cái tốt một đời dễ dàng bị hủy diệt bởi cái không tốt trong một ngày, một tháng, một năm nếu cái không tốt đó là trầm trọng. Vì thế, nếu không “chuyên”, tức là không bền bỉ thì “chẳng khác gì một tấm vải phơi một hôm mà ngâm nước mười hôm, thì ướt hoàn ướt”(19). Để cần một cách thực sự, con người phải hết sức tránh căn bệnh “lửa rơm”.
Thứ hai, Hồ Chí Minh lưu ý “Cầnkhông phải là làm xổi”, không làm quá sức để đến nỗi sinh ốm đau, phải bỏ việc. Người khôn ngoan phải biết nuôi dưỡng tinh thần và sức lực để duy trì “sức bền” của mình trong suốt cuộc đời; nhà lãnh đạo thì phải biết nuôi dưỡng sức dân, không để sức dân bị cạn kiệt.
Thứ ba, khi đạo đức là kết quả của cuộc đấu tranh giữa thiệnvà ác, giữa cái caocả và cái bản năng thấp hèn thì việc tu dưỡng phẩm chất cần cù, siêng năng phải đi liền với việc chống lại căn bệnh lười biếngtrong mỗi con người. Nếu con người lười biếng thì “bờ xôi, ruộng mật”cũng thành đất chết; nếu có bàn tay siêng năng thì “sỏi đá cũng thành cơm”. Hồ Chí Minh đúc kết: “Lười biếng là kẻ địch của chữ cần. Vì vậy, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc... Người lười biếng là có tội với đồng bào, với Tổ quốc”(20). Chống lại sự lười biếng cũng chính là rèn luyện phẩm chất cần cù trong mỗi con người.
Sự sâu sắc của Hồ Chí Minh khi bàn về chữ cần còn ở chỗ: Người đã đặt chữ Cần vào một tổng thể các phẩm chất không thể tách rời là, “Cần kiệm liêm chính” và đặt chữ Cần lên trên hết. Quả thật, cần mà không kiệmthì chẳng khác nào “gió vào nhà trống”, “nước đổ vào thùng không đáy”, rốt cuộc “không lại hoàn không”. Quả thật, có cầnmới có cái để kiệmvà có cầnmới biết kiệm; có kiệmmới có thể liêm; cóliêmmới có thể chính. Ngược lại, nếu không cầnsẽ không thấy giá trị của thành quả lao động, sẽ hoang phí, xa hoa. Mà đã xa hoa, ăn chơi hưởng lạc thì phải làm chuyện bất liêm, bất chính. Tức là trong quan điểm của Hồ Chí Minh, cầnthẩm thấu, chi phối và là tiền đề của các phẩm chất khác. Cầnchính là gốc của đạo đức. Do đó, những ai đi ngược lại chữ cầnđều dẫn đến sự băng hoại về đạo đức, nhân cách; ai muốn tu dưỡng đạo đức thì trước hết hãy bắt đầu bằng việc thực hiện chữ cần thật nghiêm túc, trung thực.
2. Hồ Chí Minh - tấm gương sáng về thực hành chữ cần
Ở Hồ Chí Minh luôn có sự gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, tư tưởng và hành động. Vì thế, Hồ Chí Minh nói về cần sâu sắc bao nhiêu thì Người thực hiện chữ cần bền bỉ và thiết thực bấy nhiêu.
Ngay từ nhỏ, Người đã chứng kiến những tấm gương lao động cần mẫn của người thân trong gia đình và bà con làng xóm, đã trực tiếp tham gia vào công việc nên sớm nhận thấy giá trị của lao động và biết quý trọng những người lao động.
Trong 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã “trải qua mười hai nghề vất vả”(21). Cuộc sống cần lao đã rèn luyện Người trở thành một người lao động có đầy đủ phẩm chất, tâm lý, tình cảm của giai cấp vô sản. Dù phải làm việc vất vả để kiếm sống, Người vẫn dành thời gian thích đáng để học tập. Người từng nói với sinh viên: “Hồi Bác còn đồng tuổi với các cháu ở đây thì Bác phải đi rửa bát hoặc làm nhiều công việc khác để lấy tiền mà đi học”(22).
Để có công cụ giao tiếp và tuyên truyền cách mạng, tiếp cận tri thức nhân loại, Hồ Chí Minh chăm chỉ học ngoại ngữmà trước hết là tiếng Pháp. Với vốn tiếng Pháp ít ỏi sau khi học ở trường Tiểu học Pháp - Việt, trong những ngày lênh đênh trên biển, Người tiếp tục tự học. Người vừa đi vừa học, vừa làm vừa học. Sau đó, Người sang Anh, dù phải làm các công việc khác nhau như cào tuyết, đốt lò, bồi bàn... hết sức vất vả, “hàng ngày, buổi sáng sớm và buổi chiều, anh Ba ngồi trong vườn hoa Haiđơ (Hyde), tay cầm một quyển sách và một cái bút chì. Hàng tuần vào ngày nghỉ, anh đi học tiếng Anh với một giáo sư người Ý”(23). Hồ Chí Minh quyết tâm đến nước nào phải học ngay tiếng nước đó. Với sự siêng năng hiếm có và phương pháp học tập khoa học, Người nhanh chóng thành thạo nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Người thường đọc Đíchken, Sêchxpia bằng tiếng Anh, Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Hoa và Huygô, Dôla bằng tiếng Pháp(24)...; đọc các cuốn sách về nhà nước pháp quyền của Vônte, Rútxô, Môngtexkiơ... Chẳng vậy mà báo cáo của mật thám Pháp theo dõi Nguyến Ái Quốc trong tháng 3-1920 đã ghi rõ: “Hiện Quốc đang dịch một đoạn Tinh thần Luật phápcủa Môngtexkiơ sang quốc ngữ”(25). Người còn dịch tiêu đề “Khế ước xã hội” của Rút xô là “Dân ước”(26). Năm 1935, trong tờ khai lý lịch của đại biểu tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản, Người ghi: Biết các thứ tiếng Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga... Thực ra, danh mục ngoại ngữ mà Người nắm vững còn nhiều hơn thế. Tất cả là nhờ ý chí tự học và sự siêng năng.
Là một nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp, Hồ Chí Minh hiểu rõ tầm quan trọng của báo chí trong việc tuyên truyền cách mạng, Người đã quyết tâmhọc cách làm báo, viết báo. Điều đặc biệt là Người “học viết báo Pháp trước, rồi học viết báo Trung Quốc. Rồi sau mới học viết báo Việt”(27). “Vạn sự khởi đầu nan”, lúc đầu, khi từ vựng còn ít, kỹ năng viết chưa có thì Người viết ngắn, mỗi tin chỉ năm ba dòng, dần dần Người kéo dài tin thành cả cột báo. Sau khi đã viết được dài thì Người lại học cách viết rút ngắn lại sao cho thật rõ, thật gọn, thật hấp dẫn. Từ viết báo, dần dần Người chuyển sang viết truyện, viết kịch... Sau nửa thế kỷ cầm bút, nhà báo Hồ Chí Minh khẳng định: “Không sợ khó, có quyết tâm. Không biết thì phải cố gắng học, mà cố gắng học thì nhất định học được”(28). Tức là kinh nghiệm làm báo của Hồ Chí Minh cũng không nằm ngoài chữ cần mà Người thường nói đến. Năm 1954, trả lời câu hỏi của đạo diễn người Nga Rôman Cacmen: “Chủ tịch làm việc bao nhiêu tiếng một ngày”, Hồ Chí Minh đã nói: “Chim rừng đánh thức tôi, còn tôi đi nằm lúc trên trời xuất hiện những vì sao”(29). Chúng ta thật ngạc nhiên khi biết bộ phận giúp việc của Người sau năm 1945 ban đầu chỉ có 8 người, sau năm 1954 cũng chỉ có hơn 10 người mà vẫn đảm đương được một khối lượng công việc khổng lồ(30). Sự gọn nhẹ và hiệu quả của bộ máy đó xuất phát từ việc Hồ Chí Minh đã đặt con người vào đúng sở trường của họ và không ngừng giáo dục cho cán bộ phẩm chất cần cù, siêng năng thông qua tấm gương lao động của chính mình.
Không chỉ chuyên tâm giải quyết những công việc “đại sự quốc gia”, phẩm chất cần cù, siêng năng của Hồ Chí Minh còn thể hiện ở việc Người rất tích cực tăng gia sản xuất trong thời gian rảnh rỗi. Người tăng gia sản xuất vừa để cải thiện đời sống và làm gương cho cán bộ dưới quyền, vừa để thư giãn sau những giờ lao động trí óc căng thẳng. Trong 8 năm ở núi rừng Việt Bắc, để đảm bảo bí mật, đã 30 lần Hồ Chí Minh phải chuyển cơ quan(31) nhưng bất kỳ ở đâu, chỗ ở của Người cũng được lựa chọn theo tiêu chí: “Trên có núi/ Dưới có sông/ Có đất ta trồng/ Có bãi ta vui”. Hồ Chí Minh còn đúc kết nếp làm việc của mình như sau: “Việc quân, việc nước đã bàn/ Xách bương dắt trẻ ra vườn tưới rau”. Ngay trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, Người cũng tự giải quyết lấy mọi công việc của mình và luôn nhắc nhở các đồng chí giúp việc là “không được tước đi của Người cái quyền được lao động”. Yêu lao động đến mức coi đó là quyềnchứ không chỉ là nghĩa vụ, duy trì được thói quen lao động chân tay và tự phục vụ bản thân khi đã ở đỉnh cao của quyền lực là điều dường như chỉ có ở Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh cũng là người hết sức siêng năng luyện tập thể thaovà ra sức truyền cho nhân dân tinh thần đó. Sau Cách mạng Tháng Tám, trong bộn bề công việc, Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian cho việc rèn luyện sức khỏe. Người chỉ rõ: “Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được... Dân cường thì quốc thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập”(32). Là người luôn nói đi đôi với làm, Chủ tịch Hồ Chí Minh hăng say luyện tập thể thao trong mọi điều kiện thời tiết, tuổi tác. Người thích đi quyền, chơi bóng chuyền và bơi. Người đi bộ cũng rất giỏi. Theo Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh “đi bộ một ngày 50 cây số là chuyện thường”(33). Tính kỹ ra thì trong 9 năm kháng chiến, Hồ Chí Minh đã đi bộ gần 2.000km (bình quân mỗi tháng hơn 20km)(34). Từ năm 77 tuổi, nửa người bên trái và tay trái của Người không còn được linh hoạt, Người kiên nhẫn lấy quả bóng nhỏ tập ném vào cái sọt nhỏ để xa 6m để luyện mắt, luyện tay(35).
Nhờ đức tính cần cù, siêng năng, bền bỉ hiếm có trong mọi công việc, khi đã 79 tuổi, Hồ Chí Minh tự thấy “đầu óc vẫn rất sáng suốt”. Lòng yêu lao động và khát vọng cống hiến của Người vẫn tràn đầy nên trước khi ra đi, nỗi tiếc nuối duy nhất của Người vẫn chỉ là “không được phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Đời sống của Hồ Chủ tịch là một đời sống khắc khổ, cần lao và tranh đấu. Người lãnh tụ của một dân tộc mất nước không thể có một đời sống khác. Phải khắc khổ, cần lao và tranh đấu để mưu cầu hạnh phúc ngày mai”(36).
Bằng sự nhất quán cao độ giữa tư tưởng và hành động, giữa nói và làm, Hồ Chí Minh đã giúp chúng ta hiểu sâu hơn về cần, cổ vũ chúng ta thực hành chữ cần để từ đó, mỗi người có thể vươn tới các giá trị làm người.
_____________________
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 7-2017
(1), (2), (9), (15), (16), (18), (19), (20) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.118, 118, 119, 118, 118, 119-120, 120, 120-121.
(3), (11) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.7, Sđd, tr.333, 445.
(4) C. Mác - Ph. Ăngghen: Toàn tập, t.20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.641.
(5), (12), (17) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, Sđd, tr.514, 595, 122.
(6), (7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.13, Sđd, tr.69, 69.
(8), (13) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.10, Sđd, tr.478, 377.
(10), (22) Hồ Chí Minh: Toàn tâp, t.11, Sđd, tr.400, 399.
(14) Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, t.3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.200.
(27), (28) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.12, Sđd, tr.168, 171.
(21) Vũ Khiêu: Học tập đạo đức Bác Hồ,NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, tr.14.
(23), (24) Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, tr.36, 47.
(25) Thu Trang: Nguyễn Ái Quốc ở Pari,NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.146.
(26) Xem: Nguyễn Khắc Nho: Hồ Chí Minh về văn hóa làm người, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, tr.89.
(29) Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, t.5, Sđd, tr.514.
(30), (34) Hồng Khanh: Chuyện thường ngày của Bác Hồ, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, tr.10, 123.
(31) Bác Hồ ở Việt Bắc, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.461.
(32) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.4, Sđd, tr.241.
(33), (36) Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh - Tinh hoa và khí phách của dân tộc, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, tr.27, 29.
(35) Mười bảy năm chụp ảnh Bác Hồ,Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 2009, tr.55.

PGS, TS Trần Thị Minh Tuyết
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Đoàn kết, lời căn dặn thiết tha của Bác 6:18' 11/3/2018 Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngoài cùng bên trái) với các đại biểu về dự Đại hộ...