Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Cảnh báo của Bác Hồ về sự suy thoái của cán bộ, đảng viên
7:25' 11/1/2017
Những cảnh báo của Bác Hồ chỉ ra trước đây về các “căn bệnh” mà cán bộ, đảng viên nhiễm phải so với những biểu hiện về sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ hiện nay mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra hoàn toàn trùng khớp, có chăng chỉ khác nhau về tính chất, mức độ, phạm vi, đối tượng... mà thôi. Bác chỉ rõ: “Cán bộ nào tốt, cán bộ nào xấu, cán bộ nào có lầm lỗi mà có thể sửa đổi, ai làm việc gì hay, việc gì quấy, dân chúng cũng do so sánh, mà họ biết rõ ràng”; “Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”. Chỉ dẫn của Bác chính là một trong những giải pháp mà Nghị quyết đã đề cập cần triệt để thi hành.


Tại Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua chống Mỹ cứu nước năm 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chính phủ ta là một Chính phủ làm đày tớ của nhân dân, một lòng một dạ phục vụ nhân dân. Nếu ai ở trong Chính phủ mà muốn làm quan thì không ở được trong Chính phủ ta. Bác nói như thế là chẳng những trong Chính phủ Trung ương mà cả chính phủ địa phương cho đến các ủy ban hành chính xã, nếu ai muốn làm quan thì mời đi làm quan chứ không được ở trong chính quyền của ta”.
Đây không phải là lần đầu tiên Bác Hồ nói về Chính phủ là “công bộc” của dân. Ngay từ khi Đảng ta chưa ra đời, trong tác phẩm “Đường kách mệnh”, Bác đã chỉ ra 22 điểm cần có trong “tư cách một người cách mệnh” mà nòng cốt là “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám 1945, trong Thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Người đã viết: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu cưỡi cổ dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”. Sau đó không lâu, ngày 20-2-1947, tại buổi nói chuyện với các đại biểu nhân sĩ trí thức, phú hào tỉnh Thanh Hóa, Bác Hồ tiếp tục yêu cầu: “Chính phủ Cộng hòa Dân chủ là gì? Là đày tớ chung của dân, từ Chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải là để thăng quan, phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”.
Đảng ta ra đời và lãnh đạo nhân dân giành chính quyền cho dân. Dân giao chính quyền đó cho người đại diện của mình là các tổ chức, chính quyền, cán bộ, đảng viên. Những cán bộ có phẩm chất, năng lực được đông đảo nhân dân tín nhiệm bầu vào Ủy ban nhân dân làng, sau đó được bầu vào Quốc hội, Chính phủ Trung ương và “chính phủ” địa phương. Trong bài “Chính phủ là công bộc của dân” (19-9-1945), Bác yêu cầu “bao nhiêu những cái xấu xa, thối nát, bất công, áp bức của chế độ cũ, của các hội đồng kỳ mục trước sẽ không thể tồn tại trong các ủy ban nhân dân bây giờ”. Tuy nhiên, khi cách mạng đã thành công, chính quyền về tay nhân dân, nhưng một số “căn bệnh” của quan lại phong kiến vẫn nhiễm vào đầu óc không ít cán bộ, đảng viên chúng ta và trở thành “khuyết điểm to”. Đó “khuynh hướng chật hẹp và bao biện”, “lạm dụng hình phạt”, “hủ hóa”, “kéo bè kéo cánh”, “kiêu ngạo”... Ngày 1-3-1947, trong Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ, Bác đã nêu tám khuyết điểm “phải kiên quyết tẩy sạch”. Đó là: “Địa phương chủ nghĩa”; "Óc bè phái”; “Óc quân phiệt quan liêu” (khi phụ trách một vùng nào thì như một ông “vua con”); “Óc hẹp hòi”; “Ham chuộng hình thức”; “Làm việc lối bàn giấy”; “Vô kỷ luật, kỷ luật không nghiêm”; “Ích kỷ, hủ hóa”. Tháng 10-1947, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” với bút danh X.Y.Z, Bác Hồ đã chỉ ra những khuyết điểm phát triển thành “căn bệnh rất nguy hiểm” mà cán bộ, đảng viên còn mắc phải. Theo Người, có thể xếp vào ba loại: “Khuyết điểm về tư tưởng, tức là bệnh chủ quan. Khuyết điểm về sự quan hệ trong Đảng và ngoài Đảng, tức là bệnh hẹp hòi. Khuyết điểm về cách nói và cách viết, tức là ba hoa”. Ba “chứng bệnh nguy hiểm” này nếu không chữa ngay để nó lây ra, thì có hại vô cùng.  Đặc biệt, ngay từ thời gian này, Bác Hồ phân tích một cách sâu sắc rằng: “Mỗi chứng bệnh là một kẻ địch. Mỗi kẻ địch bên trong là một bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài. Địch bên ngoài không đáng sợ. Địch bên trong ta đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong phá ra. Vì vậy, ta phải ra sức đề phòng những kẻ địch đó, phải sửa chữa hết những chứng bệnh đó”. Điều đáng chú ý là, những chứng bệnh này là bước phát triển tất nhiên của những chứng bệnh cũ. Đó là các: “Bệnh nể nang”; “Bệnh tham lam”, “Bệnh lười biếng”, “Bệnh kiêu ngạo”; “Bệnh hiếu danh”; “Bệnh thiếu kỷ luật”; “Óc hẹp hòi”; “Óc lãnh tụ”; “Bệnh hữu danh vô thực”; “Bệnh kéo bè kéo cánh”; “Bệnh cận thị” (không nhìn xa thấy rộng); “Bệnh tị nạnh”; “Bệnh xu nịnh, a dua”... Những chứng bệnh trên bắt nguồn từ “Bệnh cá nhân”, mọi suy nghĩ việc làm đều xuất phát từ lợi ích cá nhân và đặt lợi ích cá nhân lên trên hết, trước hết. Tất cả đều vì cá nhân, vì gia đình mình, vì phe nhóm mình. Bác khẳng định: Mắc những căn bệnh đó là do “kém tính đảng”, mắc một trong những bệnh đó “là hỏng việc”. Người căn dặn “chúng ta phải ráo riết dùng phê bình và tự phê bình để giúp nhau chữa cho hết những bệnh ấy”.
Sau này, Bác Hồ cũng đã chỉ ra một số “căn bệnh” mà cán bộ, đảng viên mắc phải, nhưng Người chỉ rõ các căn bệnh này thuộc phạm trù “chủ nghĩa”. Chẳng hạn, trong tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, viết nhân dịp 39 năm ngày Đảng ta ra đời (3-2-1969), Người đã khái quát: “Còn có một số ít cán bộ, đảng viên mà đạo đức, phẩm chất còn rất kém. Họ mang nặng chủ nghĩa cá nhân mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa (...) tham danh trục lợi, thích địa vị, quyền hành (...), tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem kinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền, xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu mệnh lệnh (...) mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, thiếu tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân”.
Những cảnh báo của Bác Hồ chỉ ra trước đây về các “căn bệnh” mà cán bộ, đảng viên nhiễm phải so với những biểu hiện về sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cán bộ, đảng viên hiện nay mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra thì hoàn toàn trùng khớp, có chăng chỉ khác nhau về tính chất, mức độ, phạm vi, đối tượng...mà thôi.
Trong Nghị quyết lần này, trên cơ sở chỉ ra những biểu hiện suy thoái, chỉ ra nguyên nhân, rất nhiều chủ trương, giải pháp đồng bộ, cụ thể đã được Trung ương đề ra mà  trọng tâm là đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Có một vấn đề rất cần được nghiên cứu, hết sức coi trọng. Đó là vai trò của quần chúng, nhân dân trực tiếp kiểm tra, giám sát, góp ý cán bộ, đảng viên chưa được quan tâm, coi trọng; chưa thật sự dựa vào dân cũng như phát huy sức mạnh của người dân trong công tác xây dựng đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Từ lâu, Bác Hồ chỉ rõ: “Cán bộ nào tốt, cán bộ nào xấu, cán bộ nào có lầm lỗi mà có thể sửa đổi, ai làm việc gì hay, việc gì quấy, dân chúng cũng do so sánh, mà họ biết rõ ràng”; “Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”. Chỉ dẫn của Bác Hồ chính là một trong những giải pháp mà Nghị quyết đã đề cập cần triệt để thi hành.
Vũ Bình Minh
Tham nhũng, chống tham nhũng - xưa và nay
9:52' 25/12/2016



Nói đến tham nhũng và chống tham nhũng thì ai cũng biết đó là cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm” mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang tiến hành tranh đấu bằng nhiều biện pháp, đặc biệt là bằng tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã nêu rõ, nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn quan liêu, tham nhũng, tiêu cực.
Thực ra từ ngày xưa con người đã phải đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng cũng không kém phần cam go và quyết liệt. Việc đó, được thể hiện qua các câu truyền khẩu trong dân gian:
                                          “…- Trống chèo ai đánh thì thùng
                                                 Của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng
- Tiền vào cửa quan như than vào lò
- Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ
- Mèo tha miếng thịt xôn xao
  kễnh tha con lợn thì nào thấy chi!
- Nén bạc đâm toạc tờ giấy
                                                 - Con ơi nhớ lấy câu này:
                                                  Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan…”                         
        
Quan liêu, tham nhũng là hiện tượng xã hội thuộc phạm trù lịch sử, gắn liền với sự ra đời của nhà nước và quyền lực nhà nước. Đúng như câu nói rất chí lý của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực”.
Từ thời Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu) đã có nhiều bài thơ chống tham nhũng (2). Như bài “Cảm đề” đăng trên An Nam tạp chí số 9 năm 1927:
                                      “ Thái Bình chưa dứt tiếng kêu than
                                         Lại tiếp kêu trời ở Nghệ An
                                         Một phủ Anh Sơn trong mấy tháng
                                         Mà tay Phan Tứ lấy ba ngàn
                                         Cũng phường dối nước, quân ăn cắp
                                         Cũng lũ tàn dân, giống hại dân
                                         Lạnh lẽo hơi sương tòa tạp chí
                                         Lệ ai giàn giụa với giang san!”
Chuyện cổ dân gian Việt nam từng kể: Có ông quan tuổi Tý, ngày sinh nhật, hạ cấp mừng thọ con chuột bằng vàng. Bà vợ quan đay nghiến chồng, sao ông không bảo là tuổi Sửu, để được đút lót con trâu bằng vàng, có phải là được nhiều và lớn hơn không!
Lịch sử tiền phong kiến, ngay từ cổ đại cũng đã cho thấy rõ việc tham nhũng và chống tham nhũng. Thời Đông Chu, trong chiến tranh Ngô (Phù Sai) - Việt (Câu Tiễn) đã có chuyện đút lót hối lộ giữa Ngũ Tử Tư và Phạm Lãi mà của đút lót là nàng Tây Thi, nguyên cớ làm cho nước Ngô sụp đổ tan tành.
Dưới các triều đại phong kiến ở khắp nơi trên thế giới, không thiếu những ví dụ điển hình về tệ nạn tham nhũng. Thời phong kiến thịnh trị ở triều đại nhà Thanh vẫn nảy nòi những Tể tướng Hòa Khôn, ăn của đút lót, tham nhũng không tả xiết. Đến nỗi, cuối đời vua Gia Khánh (con vua Càn Long), phát giác, tài sản bị niêm phong. Tiền bạc của riêng mình ông ta xấp xỉ bằng nửa ngân khố quốc gia. Giàu có nghiêng trời, lệch đất. Nhà cửa, dinh thự không phải xây bằng gạch và vôi vữa mà được xây toàn bằng vàng khối, vàng ròng.
Tham nhũng vắt qua, chạy dài theo lịch sử loài người, ở nơi nào cũng có, dù ở mức độ khác nhau. Không chỉ các nước tư bản mà ta đã biết, xã hội chủ nghĩa, nét đặc trưng, là nền kinh tế kế hoạch hóa, nạn tham nhũng cũng đâu có ít. Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu, chúng ta buộc phải chấp nhận một sự thật đau lòng, quan liêu, tham nhũng là một trong những nguyên nhân đục ruỗng nhà nước, dẫn đến tan rã không thể cứu vãn.
Tham nhũng (biểu hiện dưới các hình thức ăn cắp, hối lộ - nhận hối lộ, đút lót - nhận đút lót, trốn thuế…), tựu trung lại đều nằm ở hai hình thức:
Thứ nhất: Tham nhũng bằng các quan hệ kinh tế (vật chất, tiền bạc, của quý quy ra tiền bạc) do những tổ chức, cá nhân hoạt động kinh tế gây ra. Loại tham nhũng này xảy ra phổ biến ở mọi thời kỳ kinh tế.
Thứ hai: Tham nhũng bằng quyền lực và kết hợp kinh tế với quyền lực. Đây là loại tham nhũng nguy hiểm và tai hại nhất. Loại tham nhũng này xảy ra khi đã có nhà nước. Nhà nước ở trình độ phát triển cao cũng chưa ngăn chặn được mà chỉ hạn chế ở những nhà nước pháp quyền hoàn chỉnh. Cách đây hơn 2.500 năm, Lã Bất Vi, người tạo dựng nên nhà Tần, nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở Trung Quốc đã thực hiện hoàn hảo hình thức tham nhũng kết hợp (cấu kết) giữa tham nhũng bằng các quan hệ kinh tế và quyền lực, để lại bài học nằm lòng cho những kẻ tham nhũng hậu sinh.
Lã Bất Vi là một nhà buôn lớn ở Dương Định, đi lại, mua rẻ, bán đắt, trong nhà có hàng nghìn cân vàng. Bố ông ta hỏi buôn gì? Lã Bất Vi trả lời: “Buôn vàng”. Ông bố lại hỏi: “Buôn gì giàu nhất”? Lã Bất Vi bảo: “Buôn Vua”. Thế là ông ta dựng cơ nghiệp cho Tử Sở đang long đong phiêu bạt làm con tin ở nước ngoài, bằng cách chu cấp tiền bạc và dâng người thiếp yêu của mình đã có mang trong bụng cho ông vua tương lai của nhà Tần, để rồi ông ta thành Tể tướng. Đến khi con ông ta (Từ Sở tưởng là con mình) lên ngôi vua thì ông ta trở thành Tướng quốc - Trọng phụ, thu tóm mọi quyền hành và tài sản quốc gia. Buôn Vua, thực chất là buôn quyền lực.
Một khi kinh tế kết hợp với quyền lực thì sẽ trở thành sức mạnh vô địch, phá hủy mọi thể chế nhà nước. Cũng chính vì vậy mà những vụ án lớn ở nước ta bị phát hiện trong thời gian đã qua: Vụ Năm Cam có bóng dáng của công an, viện kiểm sát, báo chí, tòa án. Vụ Dầu khí có bóng dáng của thanh tra nhà nước. Vụ MPU 18 cho thấy tổ hợp chạy tiền, chạy chức quyền, hối lộ quy mô lớn. Mới đây nhất là vụ Trịnh Xuân Thanh càng thấy rõ điều này. Không chỉ dính dáng tới một số cán bộ có chức, quyền ở Trung ương như Bộ Công thương, Bộ Nội vụ mà cả một số quan chức địa phương như tỉnh Hậu Giang…
Chống tham nhũng xưa và nay, khác chăng là ngày nay chúng ta có sự lãnh đạo kiên định của Đảng, nhận diện tham nhũng như quốc nạn. Công tác phòng chống tham nhũng đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt chú trọng, đề ra nhiều giải pháp, coi đó là nhiệm vụ trọng yếu và cấp bách. Vì thế, thời gian qua nhiều vụ án tham nhũng lớn, nghiêm trọng, phức tạp đã được phát hiện và tập trung chỉ đạo điều tra, truy tố xét xử nghiêm minh, được nhân dân đồng tình ủng hộ và ngày càng tin tưởng vào cuộc chiến “diệt giặc nội xâm” này, tham nhũng sẽ được ngăn chặn và đẩy lùi
Phạm Tài NguyênNguyên Trưởng Ban nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam
Nhận dạng một số biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, "tự diễn biến" "tự chuyển hóa" trong nhận thức và học tập lý luận chính trị hiện nay
7:30' 14/2/2017



Từ khi đất nước tiến hành đổi mới đến nay, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, từ lãnh đạo cao cấp nhất đến lãnh đạo cơ sở, đồng thời, đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ kế cận của Đảng là thanh niên, sinh viên và học sinh. Đảng ta đã ban hành văn bản quy định về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng, quy định về xác định trình độ lý luận chính trị và nhiều văn bản khác nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; các học viện khu vực; hệ thống trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện; các trường đại học, cao đẳng… có những đổi mới về nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên. Hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị luôn được đổi mới, cập nhật ngày càng đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị của thực tiễn phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Trong 30 năm đổi mới, đội ngũ cán bộ, đảng viên không ngừng phát triển cả về số lượng, chất lượng, không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao nhận thức về lý luận chính trị, rèn luyện đạo đức lối sống, nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, một số cán bộ, đảng viên có nhận thức lệch lạc, chưa coi trọng việc học tập, rèn luyện nên chất lượng chính trị thấp, một bộ phận có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Qua một số kỳ đại hội của Đảng gần đây đã khẳng định điều đó, như Đảng ta đã đưa ra 4 nguy cơ trong Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, trong đó nhấn mạnh tới nguy cơ “diễn biến hòa bình”. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII năm 1996 đưa ra nhiệm vụ phải nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất và năng lực cán bộ, đảng viên, trong đó nhấn mạnh: “… Lười học tập, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp nhận những thông tin mới, cũng là biểu hiện của sự thoái hóa”. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX năm 2001: Toàn Đảng nghiêm túc học tập Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Các cấp ủy và chi bộ tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra đảng viên học tập, rèn luyện, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức lãnh đạo quản lý và công tác vận động nhân dân, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu. Xây dựng, chỉnh đốn hệ thống các học viện, trường và trung tâm chính trị, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trước hết đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp; chống các biểu hiện tiêu cực trong giảng dạy và học tập. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) cho rằng, cần: Thực hiện nghiêm túc các quy định đánh giá kết quả học tập; gắn việc đào tạo, bồi dưỡng với việc bố trí, sử dụng cán bộ. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) năm 2007 “về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới” đánh giá hạn chế, khuyết điểm, đó là: “... Chưa làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, những quan điểm mơ hồ, sai trái; thiếu quan tâm giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống”. Đại hội XI của Đảng đánh giá: Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng có đổi mới. Coi trọng hơn nhiệm vụ xây dựng đạo đức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tuy nhiên: “Tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng còn hạn chế; thiếu sắc bén trong đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”.
Đại hội XI cũng tập trung nhấn mạnh những hạn chế yếu kém của công tác xây dựng đảng, trong đó có nguyên nhân từ hạn chế của công tác giáo dục lý luận chính trị dẫn đến sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Triển khai Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) đã ban hành Kế hoạch xây dựng chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị cho các đối tượng từ đảng viên cao cấp tới đảng viên thường.
Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục lý luận chính trị, học tập nghị quyết của Đảng… Đặc biệt là tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) đã thảo luận và đưa ra biểu hiện về suy thoái tư tưởng chính trị trong nhận thức và học tập lý luận chính trị là: Nhận thức không đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập lý luận chính trị, xem thường lý luận, lười học Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng.
Trong lĩnh vực giáo dục lý luận chính trị, tình trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có những biểu hiện chủ yếu sau đây:
1. Biểu hiện ở mục đích, động cơ, thái độ trong học tập lý luận chính trị
Một là, quan niệm cho rằng cán bộ chỉ cần giỏi chuyên môn, coi nhẹ học lý luận chính trị. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, biểu hiện này xuất hiện ở một bộ phận học sinh, sinh viên, kể cả một bộ phận quản lý giáo dục có thái độ coi nhẹ việc học những môn giáo dục công dân, các môn khoa học xã hội và nhân văn. Trong hệ thống cán bộ, công chức, một bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện ngại học tập, nghiên cứu lý luận chính trị, không am hiểu thực tiễn; ngại học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.  
Hai là, biểu hiện sai lệch về động cơ vào Đảng. Một bộ phận thanh niên bị sai lệch về mục đích phấn đấu trở thành đảng viên, vào đảng để có việc làm, để được phát triển lên vị trí này, vị trí khác, nên học tập lý luận chính trị qua loa, cốt lấy chứng nhận đã học qua chương trình đối tượng Đảng, chương trình lớp đảng viên mới.
Ba là, học lý luận chính trị để trang trí, hoàn thiện điều kiện cho mục đích khác. Một bộ phận cán bộ, đảng viên học tập lý luận chính trị cốt lấy chứng nhận trình độ lý luận chính trị để thi nâng ngạch lương, quy hoạch, bổ nhiệm chức vụ. Số khác cho rằng, đã đầy đủ văn bằng, chứng chỉ điều kiện thì không tự học, tự bồi dưỡng, tự đào tạo rèn luyện nên trình độ lý luận chính trị ngày càng mai một, lạc hậu so với yêu cầu của thực tiễn.
Bốn là, trong học tập, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, một số cán bộ, đảng viên, chưa coi trọng việc nghiên cứu sâu, học qua loa, đại khái, “học cho xong”, nên trong quá trình chỉ đạo triển khai, trực tiếp triển khai  nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng khó vào thực tiễn hoặc bị sai lệch trong thực tế.
Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh ở một số nơi hiệu quả chưa như mong muốn, vẫn còn hình thức, nhất là khâu làm theo. Thực tế này do hạn chế trước hết ở khâu nhận thức, không thấy rõ ý nghĩa sâu sắc, tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Từ đó, không nghiên cứu sâu, nắm vững các nội dung trong tư tưởng của Bác về những vấn đề lớn của cách mạng Việt Nam và ý nghĩa của những tư tưởng đó đối với thực tiễn đất nước hiện nay.
2. Nhận thức sai lệch về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; về đảng Cộng sản và vai trò lãnh đạo của đảng; công cuộc đổi mới; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; quan điểm của đảng về văn hóa; dân tộc, tôn giáo; quốc phòng, an ninh; hội nhập quốc tế…
Thứ nhất, một bộ phận cán bộ, đảng viên đã tham gia học lý luận chính trị, nhưng do thiếu ý thức trong học tập, nắm không sâu, hiểu không chắc, thậm chí mơ hồ, hời hợt nên có biểu hiện không tin vào con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, cho rằng, làm gì có chủ nghĩa xã hội; hoặc có nhưng còn rất lâu. Một bộ phận cán bộ, đảng viên cho rằng nước ta nên lựa chọn con đường phát triển khác, nhất là ca ngợi mô hình xã hội dân chủ và cho rằng, nước ta nên đi theo mô hình xã hội này, từ đó đồng nghĩa với việc từ bỏ con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Một dạng ý kiến cho rằng, chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là trái với tự nhiên, là duy ý chí.
Thứ hai, trong thời gian đầu những năm đổi mới, nhiều quan điểm đổi mới của Đảng cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, đầy đủ, nhưng do thiếu ý thức học tập một cách nghiêm túc, cho nên một bộ phận cán bộ, đảng viên đã có nhận thức chưa đầy đủ, bị cuốn theo những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, nên đã có biểu hiện nghi ngờ về công cuộc đổi mới, cho rằng chúng ta đi theo tư bản chủ nghĩa do áp dụng kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền.
Thứ ba, cũng do việc nghiên cứu, học tập không đến nơi đến chốn, bị tác động của mặt trái cơ chế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, dập khuôn máy móc theo các mô hình của nước ngoài, một biểu hiện khác ngay cả những cán bộ, đảng viên đã học tập lý luận chính trị và thậm chí có những người học rất cao có những phát ngôn hoặc có những bài viết đòi đa nguyên, đa đảng, đòi bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng trong  Điều 4 Hiến pháp, đòi bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, cho rằng một đảng sẽ dẫn đến độc quyền, độc tài, làm chậm sự phát triển; phủ nhận quan điểm kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo hoặc đánh đồng kinh tế nhà nước với doanh nghiệp nhà nước và từ những yếu kém của doanh nghiệp nhà nước để phủ nhận vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Biểu hiện suy thoái rõ nét nhất trong nhận thức và học tập quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng Nhà nước là phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước hoặc tách rời mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, cho rằng cần áp dụng tam quyền phân lập vào xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Thứ tư, một số biểu hiện khác như phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong quân đội, công an, đòi phi chính trị hóa quân đội, công an; trong quan hệ quốc tế do chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc quan điểm của Đảng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc, nhất là quan điểm về đối tác, đối tượng nên có thái độ muốn ngả về bên này, bên kia, liên minh với bên này, bên khác. Một bộ phận cán bộ, đảng viên còn phụ họa cho các quan điểm dân chủ tư sản, tự do tư sản, cho rằng Việt Nam không có dân chủ; không có tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo,…
3. Biểu hiện nghi ngờ, phủ nhận nền tảng tư tưởng của đảng
Việc triển khai học tập lý luận Chủ nghĩa Mác-Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được thực hiện sâu rộng trong tất cả các cấp học, bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ quan đào tạo, bồi dưỡng của Đảng, đoàn thể... Bên cạnh những kết quả đạt được không thể phủ nhận, vẫn có tình trạng nghiên cứu, học tập chiếu lệ, qua loa đại khái, không đủ nền kiến thức cơ bản để cắt nghĩa, lý giải một cách thuyết phục những vấn đề đặt ra từ thực tiễn hoặc có khả năng đề kháng trước những luận điệu xuyên tạc, nói xấu của các thế lực thù địch, cơ hội. Tình trạng học chay, không nghiên cứu tài liệu, học vì động cơ, mục đích không rõ ràng, chương trình trùng lắp, chậm đổi mới,... đã dẫn tới tình trạng một số cán bộ, đảng viên do nhận thức mơ hồ hoặc cố tình cho rằng, Chủ nghĩa Mác-Lênin không phù hợp với Việt Nam vì có nguồn gốc từ phương Tây; một số học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, đấu tranh giai cấp, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã lỗi thời, lạc hậu, không còn là động lực cho phát triển xã hội hiện nay, giai cấp công nhân không phải là lực lượng lãnh đạo, mà là trí thức mới, là lực lượng lãnh đạo xã hội,… Một dạng khác cho rằng, nước ta cần từ bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin, chỉ cần Tư tưởng Hồ Chí Minh là đủ và nâng Tư tưởng Hồ Chí Minh thành Học thuyết Hồ Chí Minh, để từ đó phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời phủ nhận luôn Tư tưởng Hồ Chí Minh.  
4. Biểu hiện vô cảm, chưa chủ động đấu tranh với các quan điểm sai trái, phản động; phụ họa theo các quan điểm lệch lạc
Trong thời gian qua, lực lượng thù địch có nhiều bài viết sai trái, phản động với những thủ đoạn tinh vi, thâm độc. Trên thực tế, chúng ta đã có những bài viết đấu tranh, phản bác lại, một số bài có nội dung tốt vạch trần rõ âm mưu, thủ đoạn của chúng. Tuy nhiên, một đội ngũ lớn cán bộ, đảng viên được đào tạo về mặt lý luận nhưng số lượng bài viết đấu tranh, phản bác không có nhiều. Lý do là một bộ phận cán bộ, đảng viên tuy có trình độ cao về lý luận, nhưng vô cảm, coi đây là công việc của người khác, một bộ phận do thiếu trình độ hoặc thiếu thông tin nên không có bài viết đấu tranh phản bác, hoặc đấu tranh nhưng tính thuyết phục không cao. Điều đáng nhấn mạnh là một bộ phận cán bộ, đảng viên còn phụ họa cho các quan điểm sai trái, lấy đó là căn cứ để thể hiện sự hiểu biết của mình đối với người khác.
5. Bệnh thành tích trong học tập lý luận chính trị
Trong học tập lý luận chính trị nổi lên là bệnh thành tích. Một số cơ quan, đơn vị lấy số lượng lớp đào tạo, bồi dưỡng, số học viên tham gia đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị là thành tích để báo cáo, không coi trọng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Một số cán bộ, đảng viên ít coi trọng công việc cơ quan, đơn vị, tập trung nhiều thời gian để học được càng nhiều văn bằng, chứng chỉ càng tốt để thuận lợi cho việc quy hoạch, bổ nhiệm, nâng lương, đề bạt… Trong học tập, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, một số biểu hiện làm qua loa, sao cho đúng tiến độ, mở được nhiều lớp, không có sự đổi mới về hình thức, phương pháp, dẫn đến chất lượng học tập, quán triệt không cao.
6. Biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nhận thức và học tập lý luận chính trị
Suy thoái về tư tưởng chính trị trong học tập lý luận chính trị đến một mức độ nhất định sẽ chuyển thành “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Do nhận thức trong học tập lý luận chính trị còn hạn chế, bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động cũng sẽ dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Một số cán bộ, đảng viên tuy đã được đào tạo lý luận chính trị bài bản, trình độ cao, do không chịu thường xuyên học tập lý luận chính trị, không chịu nghiên cứu dẫn đến lạc hậu cũng dễ dẫn tới tin theo vào thông tin sai trái, bịa đặt.
Biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là có những bài viết trực tiếp hoặc cổ vũ nhằm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng; phủ nhận thành quả cách mạng và sự nghiệp đổi mới; phủ nhận đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,…
Như vậy, mức độ hiệu quả của học tập lý luận chính trị thể hiện ở mức độ tin tưởng, bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên trong Đảng; còn mức độ suy thoái về tư tưởng chính trị và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Đảng thể hiện ở mức độ yếu kém, bất cập trong công tác giáo dục lý luận chính trị.
Trên đây là, một số biểu hiện của sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nhận thức và học tập lý luận chính trị. Suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nhận thức và trong học tập lý luận chính trị là vấn đề đặc biệt nguy hiểm đối với sự tồn vong của chế độ. Trong học tập lý luận chính trị nếu không có sự đổi mới, quản lý nghiêm túc cũng dễ dẫn đến một số căn bệnh khác, đó là bệnh quan liêu, lãng phí, chạy bằng cấp, là cơ sở để tham nhũng, nhất là tham nhũng vị trí, chức vụ,…
Đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ “xây” để “chống”, nếu bị nguy hại ở khâu đầu sẽ kéo theo hành loạt những hệ lụy về sau. Vì vậy, cần khẩn trương chấn chỉnh lĩnh vực giáo dục lý luận chính trị, nhất là xây dựng cơ chế để khắc phục ngay từ đầu các căn nguyên của sự suy thoái và các căn bệnh trong lĩnh vực này.
PGS, TS. Phạm Văn Linh 
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Đoàn kết, lời căn dặn thiết tha của Bác 6:18' 11/3/2018 Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngoài cùng bên trái) với các đại biểu về dự Đại hộ...