Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Không thể phủ nhận giá trị của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Việt Nam
Qua 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vậy mà, một số người lại cố tình phủ nhận những giá trị của chủ nghĩa xã hội và kết quả công cuộc đổi mới đất nước mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực, phấn đấu xây dựng nên - Điều đó thể hiện ý đồ xấu của họ.
Lý luận và thực tiễn khẳng định chế độ xã hội chủ nghĩa đã tạo nên những giá trị mới mà không một chế độ nào trước đó có được; những thành quả cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tạo nên những giá trị của chủ nghĩa xã hội, có sức sống bền vững, đặc biệt là những thành công trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Qua 30 năm đổi mới, đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và tình trạng kém phát triển, kinh tế tăng trưởng khá, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình1. Sức mạnh tổng hợp của đất nước được tăng cường; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.Gần đây, các đối tượng phản động đã phát tán một số bài viết nhằm xuyên tạc, đả kích chủ nghĩa xã hội hiện thực, rằng: “chủ nghĩa xã hội: xã hội chủ nô”, “chủ nghĩa xã hội sản sinh ra những con người và xã hội ích kỷ”; “đi theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin là một sai lầm lịch sử, Việt Nam đang bế tắc về kinh tế”; vu cáo Đảng cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền, chuyên chính, quan liêu, v.v. Thực chất đó là cách nói, cách nhận xét phiến diện, phi lý, hoàn toàn không có cơ sở lý luận và thực tiễn, nhằm mục đích phủ nhận những giá trị tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội đang hiện hữu ở Việt Nam, tiến tới đòi xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Trong chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, nhân dân ta được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; cuộc sống của người dân từng ngày được “thay da, đổi thịt”, từ chỗ phải chịu cảnh “thiếu thốn trăm bề, cơm không đủ no, áo không đủ mặc”, đến nay đã được thụ hưởng đầy đủ các dịch vụ phục vụ cho sự phát triển bản thân một cách toàn diện. Chính sách an sinh và phúc lợi xã hội phát triển khá đồng bộ, đặc biệt là trong vấn đề xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân, chế độ ưu đãi người có công với nước, trợ giúp xã hội,… tạo điều kiện để người dân được hưởng thụ nhiều hơn về mọi mặt. Theo thống kê, hiện nay, cả nước có khoảng 8,8 triệu người có công được hưởng chế độ ưu đãi (10% dân số); khoảng 14 triệu người được hưởng trợ cấp thường xuyên; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%, vùng đặc biệt khó khăn chỉ còn dưới 30%; 11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, 190 nghìn người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hơn 9 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và hơn 61 triệu người tham gia bảo hiểm y tế. Việc phổ cập giáo dục tiểu học được hoàn thành vào năm 2010 (99% trẻ em trong độ tuổi học sinh bậc tiểu học được đến trường). Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, hệ thống cơ sở y tế được hình thành rộng khắp trong cả nước; số bác sĩ, số giường bệnh trên một vạn dân tăng nhanh, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho toàn dân. Tuổi thọ trung bình tăng, đạt 73,5 tuổi vào năm 2015. Các quyền cơ bản của con người trên tất cả các lĩnh vực được đảm bảo bằng pháp luật và trong thực tiễn. Điều 3 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhân, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân…”2. Các chính sách dân tộc, tự do tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng hoàn thiện và được bảo đảm trong thực tiễn, v.v. Việc Việt Nam được bầu là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (khóa 2014 - 2016)3 là sự ghi nhận và khẳng định những thành tựu to lớn trong việc bảo đảm nhân quyền của Đảng, Nhà nước ta cùng những đóng góp quan trọng về thúc đẩy quyền con người trong khu vực và trên thế giới của Việt Nam.
Cùng với đó, Đảng, Nhà nước quan tâm đẩy mạnh thực hiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường thuận lợi để phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ của công dân; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình và xã hội. Quan tâm giáo dục, xây dựng con người Việt Nam với những đặc tính cơ bản “yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”, có thế giới quan khoa học, phát huy phẩm chất nhân ái, lối sống có trách nhiệm, “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”, hội tụ những giá trị “chân - thiện - mỹ”; khẳng định và tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp và nhân văn. Hiện nay, những giá trị mới của con người với các phẩm chất về trách nhiệm xã hội, ý thức công dân, dân chủ, sáng tạo, khát vọng vươn lên của người dân Việt Nam đang từng bước được phát triển; những giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam, như: yêu nước, đoàn kết, “thương người như thể thương thân”,... đã, đang ngày càng được nuôi dưỡng và phát huy. Hàng vạn những “Gương mặt tiêu biểu” trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, những “Việc tử tế”, những “Tấm gương bình dị mà cao quý”, những nghĩa cử cao đẹp, những chương trình “Trái tim cho em”, “Nâng bước em tới trường”... đang nở rộ, có sức lan tỏa rộng lớn trong toàn xã hội.
Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà trong Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc thông qua các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ giai đoạn 2016 - 2030 (tháng 10-2015), Việt Nam được đánh giá là biểu tượng đấu tranh giành độc lập dân tộc, là hình mẫu về phát triển kinh tế, điểm sáng xóa đói giảm nghèo. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh: “Nếu tất cả các nước đều nỗ lực như Việt Nam, chắc chắn thế giới sẽ thực hiện thành công các mục tiêu phát triển trong giai đoạn mới”. Đó là một sự ghi nhận khách quan của quốc tế về thành tựu phát triển và giá trị chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Và đó cũng là minh chứng rõ ràng, sống động nhất để phản bác lại những luận điệu xuyên tạc, vu khống của những kẻ chống phá cách mạng Việt Nam.
Trong khi đó, nhìn vào nội tại xã hội tư bản hiện đại vẫn đang tồn tại đầy rẫy những khuyết tật, mâu thuẫn không thể giải quyết, như: thất nghiệp, đói nghèo, bất bình đẳng, khủng bố, v.v. Theo tổ chức từ thiện Oxfam đánh giá: chỉ 85 người giàu nhất thế giới có giá trị tài sản bằng 3,5 tỉ người nghèo; 1% người giàu nhất thế giới chiếm giữ khoảng 110 nghìn tỷ USD. Hiện nay, ở một số nước tỷ lệ người nghèo khá cao, như: Mê-hi-cô 21,4%; Israel 20,9%; Thổ Nhĩ Kỳ 19,2%; Chi-lê 17,8%; Anh 9,5%. Ngay ở Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, chênh lệch giàu - nghèo rất lớn: 1% người giàu có giá trị tài sản hơn 90% người nghèo; 7% người giàu nắm giữ tới 63% tài sản quốc gia; 49,7 triệu người dân Mỹ trong diện nghèo, v.v. Đặc biệt, tình trạng khủng bố, bạo lực, tội phạm, an ninh, phân biệt chủng tộc, sắc tộc diễn ra tràn lan, kéo dài không dứt, nhất là ở các nước phương Tây, Mỹ, khu vực Trung Đông.
Phủ nhận giá trị của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một thủ đoạn nham hiểm được các thế lực thù địch thường dùng với mục tiêu hòng phủ nhận, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Song, đó chỉ là sự ảo tưởng của những kẻ ngông cuồng, với bản chất hiếu chiến, xâm lược. Bởi, những thành quả đạt được và giá trị tốt đẹp mà chủ nghĩa xã hội đã mang lại cho nhân dân đang hiện hữu ở Việt Nam. Đó là điều không thể phủ nhận! Cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng đang diễn ra quyết liệt, cam go, phức tạp. Thực chất đó là cuộc đấu tranh giai cấp dưới hình thức mới, trong điều kiện mới. Đối với nhân dân ta đây là cuộc đấu tranh chính nghĩa để bảo vệ chân lý, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Vì thế, chủ động và tích cực tham gia cuộc đấu tranh này là trách nhiệm cao cả của tất thảy người Việt Nam yêu nước ở trong nước và nước ngoài, trước hết là cán bộ, đảng viên./.
SỸ HỌA - QUANG HỢP

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Những dấu ấn đổi mới của Quốc hội

04/01/2016 - 08:30 (GMT+7)

70 năm qua, mỗi thời kỳ Quốc hội đều có dấu ấn riêng như những dấu son nghị trường tỏa sáng với thời gian.




12
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) chất vấn tại Kỳ họp thứ 10, Khóa XIII- Ảnh: Lã Anh
Ngày 6/1/1946, thành công vang dội của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên gắn với sự ra đời của Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ, mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc.
Trải qua 70 năm đồng hành cùng lịch sử cách mạng vẻ vang của dân tộc, mỗi thời kỳ Quốc hội đều có những dấu ấn riêng, giống như những dấu son nghị trường tỏa sáng với thời gian.
Bản lĩnh Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên
Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, tình hình đất nước muôn vàn khó khăn với thù trong, giặc ngoài, ngàn cân treo sợi tóc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo phải sớm tổ chức cuộc Tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội đầu tiên ở nước ta. Khi đó, bằng tài năng, trí tuệ và bản lĩnh của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết tâm thực hiện tổ chức bầu cử sớm để khẳng định nước Việt Nam là một Nhà nước độc lập, tự chủ, là Nhà nước pháp quyền.
Và ngày 6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ở nước ta đã được tổ chức thành công, Quốc hội khoá I của Việt Nam cũng ra đời từ đây. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ của nước ta. Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá I được tổ chức vào ngày 2/3/1946 với tổng số ĐBQH là 403, trong đó bao gồm cả các thành phần của Việt minh, Việt cách, Việt quốc.
"Chúng ta cũng vẫn cứ quen với quan niệm họp Quốc hội là phải có mặt đủ 500 ĐBQH, vì thế mới có chuyện nhân dân không hài lòng khi nhìn hội trường vắng. Ở các nước, khi thảo luận các vấn đề, đặc biệt là vấn đề chuyên sâu thì không nhất thiết tất cả ĐBQH phải có mặt. Khi đó ngồi ở hội trường chỉ là những ĐB thực sự quan tâm và am hiểu về các vấn đề được thảo luận, có khi chỉ 100 người thảo luận chứ không phải 500 người cùng ngồi đó. Tuy nhiên, khi biểu quyết yêu cầu tất cả các ĐBQH phải có mặt để thể hiện chính kiến của mình."
Ông Vũ Mão
Hồi đó, do thành phần đối lập nhiều nên cách làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất khéo léo. Phe đối lập không muốn tham gia bầu cử nhưng chúng ta vẫn tiến hành và khéo léo kéo họ vào thành phần của Quốc hội, thậm chí để họ chiếm tỷ lệ cao trong Quốc hội. Nhưng chính điều đó lại tạo nên sự kết nối, mở rộng vòng tay đoàn kết dân tộc.
Có thể nói, thành phần của Quốc hội khi ấy rất phong phú, đa dạng, phản ảnh đầy đủ tầng lớp xã hội, phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Thậm chí thời điểm đó có những đại biểu rất trẻ như Nguyễn Đình Thi, khi là ĐBQH mới có 21 tuổi. Cho đến nay, có thể nói chúng ta vẫn kế thừa được tinh thần của Quốc hội khóa đầu nên thành phần, cơ cấu của Quốc hội cũng rất đa dạng, phong phú, đại diện đầy đủ cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Trước đây, do ít các phương tiện thông tin đại chúng nên hoạt động trong các phiên họp Quốc hội không được thông tin ra bên ngoài, nhưng quan trọng hơn là thời điểm đó, các phiên họp diễn ra trong bối cảnh nước sôi lửa bỏng nên vấn đề công khai hay không công khai không phải là vấn đề lớn. Việc quan trọng hơn cả khi đó là làm sao xây dựng được chính quyền, bầu ra Chính phủ chính thức để điều hành đất nước.
Lần đầu tiên có tranh cử ở Quốc hội
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, dưới thời của Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo, Quốc hội Việt Nam bắt đầu có rất nhiều đổi mới, trong đó đổi mới quan trọng nhất là việc lần đầu tiên có tranh cử ở Quốc hội. Việc tranh cử chức danh Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ở Quốc hội khoá VIII được coi là dấu son trong hoạt động nghị trường của lịch sử Quốc hội Việt Nam.
Tại kỳ họp giữa năm 1988, Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng mới thay thế đồng chí Phạm Hùng vừa từ trần. Theo quy định của Hiến pháp năm 1980, Hội đồng Nhà nước giới thiệu chức danh Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng để Quốc hội bầu trên cơ sở là kết quả thảo luận và biểu quyết của Hội nghị BCH T.Ư Đảng. Theo đó, đồng chí Đỗ Mười khi ấy được giới thiệu để Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Nhưng sau đó, có rất nhiều đoàn ĐBQH đề nghị giới thiệu thêm đồng chí Võ Văn Kiệt.
Đây là một tình huống bất ngờ, vì từ trước đến nay, khi Đảng đã giới thiệu nhân sự thì các ĐBQH thảo luận ở Đoàn, dù có ý kiến khác nhau nhưng cuối cùng là nhất trí với sự giới thiệu.
Cuộc họp Hội đồng Nhà nước để thảo luận vấn đề này rất sôi nổi, đa số các thành viên đều nhất trí để hai ứng cử viên, coi đây là sự đổi mới tư duy, thể hiện tính dân chủ trong sinh hoạt Quốc hội.
Sự việc sau đó được báo cáo lên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, và Tổng Bí thư đã đồng ý triệu tập cuộc họp Bộ Chính trị để bàn bạc về vấn đề này. Bộ Chính trị cũng nhất trí với đề nghị của Hội đồng Nhà nước, để hai ứng cử viên để Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Kết quả sau đó, đồng chí Đỗ Mười là người trúng cử với tỷ lệ 63% số phiếu, đồng chí Võ Văn Kiệt được 37% số phiếu. Khi ấy cả người trúng cử và người không trúng cử đều vui, các ĐBQH cũng thoải mái, phấn chấn. Đây là phiên tranh luận hấp dẫn mở đầu cho thời kỳ Quốc hội đổi mới.
11
Ông Vũ Mão
“Mạo hiểm” đề nghị truyền hình trực tiếp phiên chất vấn

Sau 8 năm Quốc hội hoạt động, những người có trách nhiệm đã nhận thức, nghiên cứu, phân tích, tìm tòi cách thức đổi mới, sau đó mới dám đề xuất cho truyền hình, phát thanh trực tiếp các phiên chất vấn ở Quốc hội, góp phần làm thay đổi về “chất” trong hoạt động của Quốc hội, thể hiện tính dân chủ cao khi người dân lần đầu tiên được trực tiếp theo dõi hoạt động chất vấn. Việc này đã tạo tiếng vang rất lớn.

Khi đó, trong bài phát biểu đầu tiên tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá VIII, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã đề cập tư tưởng xuyên suốt: “Đất nước đổi mới, Đảng đổi mới thì Quốc hội cũng phải đổi mới”. Tổng Bí thư cũng nói: “Chúng ta kiên quyết không để Quốc hội trở thành cây cảnh. Chúng ta phải đồng tâm hiệp lực, từng bước cải tiến, đổi mới Quốc hội”. Vào thời điểm ấy chúng tôi cũng đã gặp không ít khó khăn để thuyết phục mọi người cho thực hiện việc này.
Chúng tôi luôn quan niệm làm sao để có dân chủ tốt hơn ở Quốc hội, làm sao để người dân trực tiếp biết, theo dõi được những hoạt động của Quốc hội… Ý tưởngtruyền hình trực tiếp phiên chất vấn đến người dân nảy sinh từ đó. Khi có ý tưởng ban đầu, chúng tôi phải xây dựng đề án rất công phu, rồi nghiên cứu để giải đáp những vấn đề mà lãnh đạo cấp trên đặt ra.
Lo ngại lớn nhất được đặt ra khi ấy là nếu truyền hình trực tiếp phiên chất vấn thì không chỉ người dân trong nước theo dõi được mà có thể lan tỏa ra toàn thế giới, dễ xảy ra nguy cơ làm lộ bí mật quốc gia, bởi cả người hỏi và người trả lời nhiều khi theo bản năng nghĩ gì nói thế. Việc này không thể lường trước được.
Vấn đề thứ hai là sợ “lộ” ra tất cả những hạn chế của ĐBQH, của lãnh đạo Bộ, ngành thông qua việc đặt câu hỏi và trả lời chất vấn. Đặc biệt, với người trả lời chất vấn là các Bộ trưởng hay lãnh đạo Chính phủ, người ta e ngại nếu trả lời chất vấn không suôn sẻ hoặc cứ đi lòng vòng, nói không chính xác thì sẽ làm mất uy tín.
Chúng tôi phải nghiên cứu tất cả những vấn đề đó để giải đáp. Chúng tôi cũng cam kết với lãnh đạo hết sức cố gắng không để xảy ra sơ suất, vì nếu có sơ suất gì thì bản thân chúng tôi cũng phải chịu trách nhiệm. Thậm chí, vào lúc đã thông báo cho toàn dân biết ngày mai QH tổ chức phiên chất vấn, có truyền hình và phát thanh trực tiếp, thì ngay trước đó một ngày cũng có đồng chí không đồng ý, cho rằng không nên truyền hình trực tiếp vì làm như vậy sẽ bất lợi, nguy hiểm. Có người đề xuất ghi hình lại toàn bộ phiên họp, chỗ nào “gay cấn” quá thì cắt bớt đi, rồi buổi tối phát lại.
Bản thân tôi khi đó cũng rất suy nghĩ, nhưng tôi cũng mạnh dạn nói nếu làm như thế thì không còn là truyền hình trực tiếp nữa. Tôi nói, giờ đã thông báo cho nhân dân cả nước biết rồi, chuẩn bị kỹ rồi, Ủy ban Thường vụ QH và Chính phủ đã bàn kỹ với nhau rồi, Thủ tướng Chính phủ đã phân công Bộ trưởng nào trả lời chất vấn ở phiên đó nên cứ cho phép làm, nếu có sai sót gì thì tôi xin chịu trách nhiệm.
Đó là những nan giải, khó khăn ban đầu. Và sau khi phiên chất vấn đầu tiên diễn ra vào buổi sáng của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa IX, tháng 5/1994, đến buổi chiều, điện thoại từ các nơi gọi về biểu thị thái độ vui mừng và rất hoan nghênh.
Ngoài những sự đổi mới mạnh mẽ, hiệu quả nhưng cũng đầy khó khăn ấy, Quốc hội còn có nhiều đổi mới trong xây dựng Hiến pháp năm 1992 nhằm tạo cái mới trong tổ chức bộ máy Nhà nước. Về đối ngoại, chúng ta bắt đầu mở rộng quan hệ với các nước. Bên cạnh những đổi mới chính trị thì cơ sở vật chất và những đổi mới về kỹ thuật cũng tạo điều kiện cho QH phát triển, điển hình là việc thay biểu quyết qua hình thức giơ tay bằng bảng điện tử, đảm bảo tính nhanh gọn và chính xác hơn.
Việc mở cửa cho báo chí vào đưa tin tại các phiên họp Quốc hội cũng như phiên họp Thường vụ Quốc hội cũng bắt đầu từ Quốc hội khoá XI và được duy trì từ đó đến nay, thể hiện Quốc hội luôn chú trọng và đề cao vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền, đưa các quyết sách của Quốc hội đến gần dân hơn.
Tiếp tục đổi mới hơn để làm hài lòng dân
Dù hoạt động của Quốc hội đã chất lượng hơn, nhưng để đạt được sự hài lòng của người dân, Quốc hội phải tiếp tục đổi mới và không ngừng đổi mới.
Mới đây nhất, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIII, Quốc hội đã đổi mới hình thức chất vấn. Theo đó, không chọn từng nhóm vấn đề và không chọn bốn Bộ trưởng, trưởng ngành để trả lời chất vấn như các kỳ họp trước, mà tại phiên chất vấn lần này, các ĐBQH có thể hỏi và chất vấn bất cứ lĩnh vực nào, với bất cứ Bộ trưởng, trưởng ngành hay thành viên Chính phủ nào, tất cả các thành viên Chính phủ sẵn sàng có mặt tại phiên chất vấn để đăng đàn trả lời.
Làm như vậy thì rõ ràng chúng ta tạo được không khí hơn, nhưng thẳng thắn nhìn nhận thì về chất lượng, hiệu quả vẫn chưa cao. Vì cuối cùng, sau hơn hai ngày chất vấn mà vấn đề bức xúc của xã hội, của nhân dân vẫn còn. Những vấn đề về kinh tế, nông nghiệp, về an toàn vệ sinh thực phẩm… cần đi đến một cái kết thì chưa quyết định được. Quản lý Nhà nước và vấn đề về tham nhũng cũng vậy.
Vấn đề chất vấn mỗi năm chúng ta đều cố gắng đổi mới, nhưng cho đến nay đây vẫn là một bài toán cần giải đáp một cách sâu sắc hơn, hiệu quả hơn.
Vừa rồi, chúng ta cũng có tìm tòi, đổi mới, mở rộng lĩnh vực và đối tượng chất vấn, đây là điểm tốt. Tuy nhiên, điều này cần hoàn thiện hơn nữa bởi nó vẫn còn một hạn chế là không tập trung được những vấn đề cốt yếu nhất mà nhân dân đang mong chờ. Nếu muốn duy trì hình thức chất vấn này thì cũng có thể được, nhưng phải kéo dài thời gian chất vấn hơn nữa.
Ví dụ, sau hai ngày chất vấn theo kiểu đó, thì phải dành thêm hai ngày nữa để đoàn Chủ tịch gom lại những vấn đề trọng yếu nhất mà nhân dân còn bức xúc để cuối cùng phải ra được giải pháp, phải kết luận lại những vấn đề đó, xem sau kỳ họp Quốc hội này thì Chính phủ phải làm gì, các Bộ ngành phải triển khai chương trình cụ thể thế nào cho có hiệu quả. Phải đổi mới lĩnh vực này nhiều hơn và mạnh mẽ hơn nữa bởi đã trải qua nhiều năm mà chất vấn và trả lời chất vấn của ta vẫn còn lúng túng.
Về phía các ĐBQH, sau 5 năm hoạt động thì cũng có kinh nghiệm hơn, nhưng thực tế qua các kỳ họp Quốc hội, việc thường xuyên phát biểu, phản biện hiện nay chỉ tập trung vào số ít đại biểu, con số đó chỉ khoảng trên dưới 10 người, trong khi tổng số ĐBQH của chúng ta có tới 500 ĐB. Các ĐB khác hoặc không phát biểu, hoặc phát biểu thì ý kiến mờ nhạt, không sâu sắc. Điều đó chứng tỏ chúng ta cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng ĐBQH, mỗi ĐBQH phải cố gắng hơn, cương trực, thẳng thắn và vì dân hơn, dám nói những ý kiến của mình, tự nâng cao hiểu biết của mình hơn nữa.
Một vấn đề khác chúng ta cũng phải thay đổi về nhận thức, đó là việc thảo luận ở Quốc hội. Thông thường ở các nước, nếu cần thì Quốc hội làm việc liên tục, với tinh thần đi đến cùng sự việc, họ sẵn sàng thảo luận tới 12h đêm hay 1h sáng. Chúng ta cũng nên học tập tinh thần như vậy, bởi hiện nay Quốc hội chúng ta làm việc theo giờ hành chính, cứ hết giờ là nghỉ, dù cho vấn đề đang bàn dở dang.
                                                                                               Nguyên Chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội
                                                                                                                      Vũ Mão

Đoàn kết, lời căn dặn thiết tha của Bác 6:18' 11/3/2018 Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngoài cùng bên trái) với các đại biểu về dự Đại hộ...